Những bệnh thường gặp khi nuôi cá 3 đuôi tại nhà
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm,
13/04/2023
Nội dung bài viết
Cá vàng (3 đuôi) là dòng cá cảnh đẹp, dễ nuôi và giá rẻ. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc kỹ, cá 3 đuôi rất dễ nhiễm bệnh.
1. Cá ba đuôi là loại cá cảnh gì? Có những đặc điểm nào?
Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về các loại bệnh cá ba đuôi thường gặp và cách xử lý hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu xem loài cá này có những đặc điểm này mà được các “tay chơi” cá cảnh yêu thích như vậy.
Cá ba đuôi hay còn được gọi là cá vàng ba đuôi, cá cảnh ba đuôi. Cá ba đuôi là loài cá được thuần hóa từ cá diếc phổ (Carassius Gibelio). Sau quá trình nhân giống và lai tạo nhiều lần khiến cho chúng màu sắc sặc sỡ và thân hình nổi vật với lớp đuôi bồng bềnh thu hút.
Cá ba đuôi với vẻ ngoài đầy thu hút
Các đặc điểm nổi bật của cá ba đuôi có thể kể đến như sau:
Cá có nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau như trắng, đỏ vàng, cam, hắc đơn, ngũ hoa, bạch long giác ngọc…
Thân hình cá nhỏ bé, chỉ tư 8 - 13cm, vảy cá có thể ở toàn bộ thân hoặc một phần thân.
Đuôi cá mảnh, mỏng, trong suốt bồng bềnh được chia làm 3 nhánh vì vậy mới có tên gọi là cá ba đuôi. Cá ba đuôi còn được chia làm 3 loại đuôi voan, đuôi quạt, đuôi sao chổi.
Dễ nuôi, háu ăn, tuổi thọ lớn.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh cá ba đuôi
Các bệnh cá ba đuôi thường gặp chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
-
Nhiệt độ nước tăng giảm bất ngờ khiến cá không kịp thích nghi
-
Độ pH trong nước thay đổi đột ngột không phù hợp với cá
-
Nước trong hồ/ bể lâu ngày không được thay khiến chất lượng oxy không còn được đảm bảo
-
Cho cá ăn quá nhiều khiến cá bị đầy bụng, khó tiêu, mặt khác lượng thức ăn dư thừa rơi xuống đáy bể cá sẽ khiến môi trường nước trong hồ nhanh chóng bị ô nhiễm, từ đó càng khiến cá dễ dàng mắc bệnh
-
Do các loại ký sinh trùng gây bệnh cho cá ba đuôi vào thời điểm giao mùa
-
Do động vật vờn cá, tấn công khiến cá cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, stress… từ đó sinh bệnh.
-
Và một số nguyên nhân chủ quan - khách quan khác nữa khiến cho cá vàng ba đuôi dễ dàng mắc bệnh. Cùng tìm hiểu top 7 bệnh cá đuôi thường gặp ngay sau đây:
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cá ba đuôi
3. TOP 7 loại bệnh cá ba đuôi thường gặp
Những loại bệnh cá ba đuôi thường gặp và biểu hiện cụ thể sau đây sẽ giúp bạn có nhiều hơn những kiến thức để chăm sóc cho loài cá cảnh đẹp mắt này.
3.1 Bệnh đốm trắng ở cá vàng ba đuôi
Đây là bệnh tương đối nguy hiểm với loại cá ba đuôi bởi có khả năng tử vong rất cao nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh có biểu hiện là những đốm trắng lan trên vây và thân hình ngày càng nhiều. Cùng vào đó là cá luôn có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ khi mắc bệnh.
Cách khắc phục hiệu quả là cho cá dùng thuốc theo chỉ dẫn của các chuyên gia ở cửa hàng bán cá ba đuôi, vệ sinh sạch sẽ hồ để loại bỏ các ký sinh trùng gây bệnh và cho cá ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
3.2 Bệnh cá ba đuôi bị mục đuôi, thối đuôi
Bệnh là này loại bệnh gây nên sự hoại tử mô ở đuôi và vây cá, khiến đuôi và vây cá biến dạng, ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ, vẻ đẹp và chức năng bơi lội của cá.
Nguyên nhân gây nên bệnh có thể là do cá bị stress quá lớn dẫn đến quẫy mình, mật độ cá quá lớn trong hồ hay trong chính bể cá/ hồ cá của bạn có những tiểu cảnh lớn, sắc nhọn khiến cảnh bị va đập. Cũng có thể nguyên nhân khiến cá vàng ba đuôi mắc bệnh thối đuôi, rách đuôi đó chính là do nước bẩn hay ký sinh trùng.
Với loài cá vàng ba đuôi, vẻ đẹp nổi bật nhất của chú cá là phần đuôi bồng bềnh đẹp như lua. Chính vì vậy khi mắt bệnh thối đuôi, rách đuôi sẽ khiến cho cá mất đi vẻ đẹp vốn có.
3.3 Các loại bệnh nấm
Các loại nấm thường gặp ở cá ba đuôi đó chính là nấm đỏ, nấm trắng, nấm đuôi, nấm mang… Đây là loại bệnh cá ba đuôi thường xuyên mắc phải là cần có cách khắc phục kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu là do các ký sinh trùng ở trong nước
3.4 Bệnh táo bón ở cá vàng ba đuôi
Bệnh táo bón (Constipation) thường gặp ở cá vàng ba đuôi khi cá gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, hoặc bị dắt phân lủng lẳng phía hậu môn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ăn thiếu khoa học, không cân bằng các chất dinh dưỡng hoặc do người nuôi cho ăn quá nhiều
Cách khắc phục bệnh táo bón ở cá ba đuôi là nên thay đổi khẩu phần ăn cho cá, tăng cường thức ăn thô, thực phẩm sống như sâu bọ, đậu Hà Lan, rau bina... Nếu là thức ăn khô thì trước khi cho ăn nên ngâm nước cho mềm để giúp cá tiêu hóa tốt hơn.
3.5 Bệnh phù nề
Cá vàng ba đuôi bị phù nề là do bên trong cơ thể bị nhiễm khuẩn, khiến các bộ phận cơ thể sưng phù, vẩy cá bong ra, có thể gây suy thận và tử vong.
Có thể khắc phục bệnh phù nề cho cá bằng cách cho dùng thuốc chống khuẩn.
3.6 Bệnh mắt lồi ở cá ba đuôi
Bệnh lồi mắt (Pop eye) là loại bệnh cũng thường xuyên gặp ở cá ba đuôi, cũng giống như bệnh Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, cá vàng ba đuôi bị lòi mắt sẽ làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực.
3.7 Bệnh rối loạn bong bóng hơi ở cá vàng ba đuôi
Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) ở cá vàng khi bơi là loại bệnh khiến cá ba đuôi nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước khi đang bơi trong một thời gian dài, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trường hợp cá bị vỡ 1 bên bong bóng hơi thì đây được xem là khuyết tật của cá, không thể khắc phục được.
Top 7 loại bệnh cá ba đuôi thường gặp và cách khắc phục
3.8. Bệnh bạch vân
Vào đầu mùa xuân hoặc trong mùa mưa, khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, cá sẽ xuất hiện các đốm giống như đám mây trắng mở ra trên mặt phẳng thân hoặc đuôi của cá, do lông của Kostya hoặc trùng roi Chilodonella piscicola gây ra.
Cách điều trị: Khi phát hiện có bệnh, phải dùng đồ đựng khác để pha muối, mới có hiệu quả, ngâm muối 2% trong 30 phút, sau đó lặp lại 3 ngày liền. Các loại thuốc kết hợp cũng sẽ có hiệu quả.
3.9 Bệnh thủy nấm
Khi thấy trên thân cá có nhiều sợi trắng như nấm mốc và cá bị thương thì chứng tỏ cá của bạn đã bị bệnh nấm thủy sinh. Vùng bị nhiễm bệnh sẽ bị viêm, thối rữa, cá dễ chết.
Cách xử lý: Đầu tiên cần giữ nước trong bể nuôi sạch sẽ, thay nước thường xuyên và áp dụng các phương pháp phòng chống nấm. Ví dụ: Dùng xanh methylen để vệ sinh bể, lọc nước. Nếu bị nhiễm trùng và có vết thương hở, bạn nên dùng nước muối loãng với nồng độ 1-3 gam muối / lít.