BỆNH ĐỤC MẮT Ở CÁ CẢNH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm,
13/04/2023
Nội dung bài viết
Bệnh đục mắt ở cá cảnh là căn bệnh phổ biến, khi cá bị bệnh, chúng sẽ có một lớp màng đục bao quanh mắt. Căn bệnh này được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chất lượng nước xấu, thương tổn vật lý hoặc mắt cá bị nhiễm trùng.
Trong hầu hết trường hợp, cá có thể được chữa trị với kháng sinh hoặc các loại thuốc khác. Bạn nên theo dõi tình trạng cá cẩn thận, thực hiện cải thiện môi trường cá đúng cách. Cá có thể chết nếu bạn để tình trạng quá lâu mà không chữa trị.
Bệnh đục mắt ở cá cảnh là gì
Nhìn chung, bệnh ở phía bên ngoài mắt thì sẽ đỡ nghiêm trọng hơn bệnh ở phần bên trong.
Đây là căn bệnh phổ biến và thường dẫn đến tử vong ở cá cảnh nước ngọt.
Cấu trúc mắt cá cũng giống như cấu trúc mắt người. Lớp ngoài cùng của mắt được gọi là giác mạc, có chức năng bảo vệ mắt khỏi tác động bên ngoài. Bên dưới giác mạc là mống mắt, là phần tròng đen của mắt, có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bên trong mắt. Đằng sau mống mắt là thủy tinh thể, giúp bẻ cong ánh sáng đi vào trong mắt để nhận ánh sáng tốt hơn.
Không giống như người, thủy tinh thể của cá có hình cầu, tức tầm nhìn của chúng sẽ rất rõ ở giữa, càng về cạnh thì càng mờ.
Sau thủy tinh thể là võng mạc, nơi ánh sáng được xử lý, tiếp theo đó là các dây thần kinh thị giác, nơi thông tin được xử lý để gửi lên não. Khi mắt cá bị chấn thương, mắt chúng có thể bị đục ở ngoài (ở giác mạc) hoặc bên trong (các thành phần khác phía trong mắt).
Bệnh đục mắt có nguy hiểm không?
Khi cá bị đục mắt, ta chưa cần phải sợ, thực chất đục mắt không phải là bệnh, nó chỉ là triệu chứng. Nó là dấu hiệu cho thấy có gì đó đang không ổn ở trong bể của bạn, bạn cần tìm vấn đề và khắc phục nhanh chóng.
Bạn có thể chữa bệnh đục mắt ở cá không?
Một khi bạn nhận thấy cá của bạn bị đục mắt, liệu bạn có chữa trị được cho chúng không?
May mắn là bệnh đục mắt sẽ biến mất khi nguyên nhân gây ra nó được khắc phục. Cá cảnh bị đục mắt có thể do môi trường nước xấu ở trong bể hoặc bị do ký sinh trùng gây nên, bạn có thể dễ dàng chữa cho chúng bằng cách dọn bể, châm thuốc cho cá. Cách điều trị sẽ còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh cho cá.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì có khả năng mắt của cá sẽ bị thương tổn và không thể hồi phục lại. Trong trường hợp này, bạn chỉ có thể ngăn cho tình hình diễn biến xấu thêm.
Bằng cách xác định đúng nguyên nhân, bạn có thể ngăn tình hình trở nên trầm trọng thêm và bạn phải hành động nhanh chóng trước khi không thể cứu chữa được cho cá nữa.
Nguyên nhân gây nên bệnh đục mắt ở cá cảnh
Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục mắt ở cá cảnh.
1. Bị tổn thương vật lý
Nếu cá của bạn chỉ bị đục một bên mắt, có nghĩa là tình trạng này có thể bị do thương tích vật lý như mắt cá bị xước hoặc va chạm vào đâu đó. Vết thương này thường sẽ tự khỏi, miễn là chúng không bị nhiễm trùng.
Trong trường hợp này, hãy xác định nguyên nhân dẫn đến thương tích vật lý. Nếu bể cá của bạn có nhiều đồ trang trí nhọn thì hãy nhấc chúng ra khỏi bể.
Ngoài ra, thương tích có thể bị gây ra do các loài cá khác. Thương tích do trường hợp này thường tự khỏi, miễn là cá của bạn khỏe mạnh và được cho ăn đúng cách cộng với được nuôi trong môi trường nước sạch. Bạn cũng nên cân nhắc tách riêng một số loại cá quá hung hăng ra khỏi bể.
Nếu cá của bạn bị đục cả hai mắt thì nguyên nhân cao là không phải do thương tích vật lý. Trong trường hợp này thì bạn có thể xem một số nguyên nhân bên dưới.
2. Nhiễm trùng
Khi hệ miễn dịch cá bị suy giảm, chúng có thể dẫn đến bệnh đục mắt, đặc biệt là nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất cho nhiễm trùng là nhiễm vi khuẩn, thường đến từ việc bể của bạn thiếu chăm sóc và khiến chất lượng nước xấu.
Trong trường hợp này, cách chữa là sử dụng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng, dù bị gây ra bởi vi khuẩn hay ký sinh có thể được phòng tránh nếu bạn chăm sóc cho bể và thay nước thường xuyên.
Bạn cũng nên đảm bảo không đưa các nguồn có khả năng gây bệnh vào bể. Đảm bảo cá mới mua của bạn được nuôi riêng một thời gian nhất định trước khi cho chúng vào bể chính.
Rửa sạch các thứ bạn chuẩn bị cho vào bể như đồ trang trí, cây cối, dụng cụ,..
3. Ký sinh
Một nguyên nhân khác nữa là cá của bạn có thể bị sán kí sinh. Điều trị chúng sẽ khó hơn việc chỉ xử lý bể bị bẩn. Trước khi bạn xử lý kí sinh ở cá thì nên nhớ rằng sẽ luôn có sán trong bể của bạn. Chúng giống như vi khuẩn vậy, rất khó để loại bỏ hoàn toàn. May mắn là nếu chỉ có một lượng sán nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến bể của bạn.
Tuy nhiên, khi bể của bạn bị xâm chiếm bởi sán thì lại là một chuyện khác. Chúng có thể gây bệnh lên toàn đàn cá và thậm chí làm chết cá. Dấu hiệu thường thấy ở sán là mắt cá bị đục và thường sẽ bị sưng to. Sán cũng gây thương tổn cho cơ thể cá như là gây tróc vảy, đỏ da hoặc làm rách vây.
4. Bệnh đục thủy tinh thể
Cá của bạn có thể bị bệnh đục thủy tinh thể (thương tổn bên trong mắt thay vì bên ngoài). Có nhiều nguyên nhân như: thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc yếu tố do gen.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể do quá trình lão hóa của cá. Giống như người, cá cũng già đi và mắt chúng cũng yếu dần và cuối cùng có thể bị bệnh đục thủy tinh thể.
Trong trường hợp này, bạn khó có thể làm gì cho cá của bạn được. Điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ nước trong tình trạng tốt để tránh nhiễm khuẩn hơn cho mắt.
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra do ký sinh trùng, như sán, gây hại cho mắt từ bên trong. Cá sẽ có mắt bị đục và phồng lớn với các đốm trắng bên trong tròng mắt.
Không may là không có cách chữa cho cá bị đục thủy tinh thể do sán mắt. Một khi cá đã bị nhiễm ký sinh thì khó có thể làm gì được. Ký sinh có thể dẫn đến mù mắt ở cá và tình trạng này thường được tìm thấy ngoài tự nhiên.
5. Thức ăn kém chất lượng
Thức ăn kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng đục mắt ở cá. Cụ thể là thức ăn kém sẽ khiến chúng suy giảm miễn dịch, dẫn tới dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bệnh đục mắt có thể xảy ra khi cá thiếu vitamin A, là chất quan trọng cho sức khỏe của mắt.
Thay đổi khẩu phần ăn sẽ giúp chúng tăng cao đề khác, đảm bảo được lượng vitamin cần thiết để sống khỏe mạnh.
Cách chữa trị
Nếu cá của bạn không có biểu hiện của bệnh gì khác ngoài đục mắt thì có nghĩa là căn bệnh này đỡ nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ không cần phải sử dụng đến thuốc để điều trị cho cá trong trường hợp này.
Chất lượng nước xấu thường dẫn đến bệnh đục mắt ở cá cảnh dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Có nhiều cách để bạn có thể làm để giảm thiểu triệu chứng đục mắt ở cá như:
Cải thiện chất lượng nước
Như bạn đã biết, chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định sức khỏe của cá. Đảm bảo chất lượng nước tốt có thể giúp chữa và phòng vô số bệnh ở cá. Đảm bảo bạn dọn bể và thay nước thường xuyên. Nếu có thể, hãy kiểm tra thông số nước định kỳ để xem có gì bất thường không.
Dưới là một số mẹo để giữ chất lượng nước ổn định:
- Chăm sóc tốt cho cây cối, thêm phân nước đều đặn. Cây cối có thể được coi là lọc nước tốt nhất, cây cối phát triển tốt cũng có nghĩa là nước ở bể cá luôn đang ở trong tình trạng tốt.
- Hút cặn trong bể, bao gồm các rác thải hữu cơ từ phân cá hoặc là cây chết mỗi ngày.
- Đảm bảo nhiệt độ bể luôn ở mức phù hợp cho cá sống.
Cung cấp thức ăn hợp lý
Bạn cần cung cấp thức ăn cho cá một cách đa dạng. Các loại thức ăn khô không nên được sử dụng để cho cá ăn trong thời gian dài, bạn thỉnh thoảng nên xen kẽ cho cá ăn đồ ăn đông lạnh hoặc thức ăn sống.
Xem thêm:
Chữa trị bằng kháng sinh
Cách chữa trị này phụ thuộc vào nguyên nhân, nếu cá bị đục mắt do nhiễm trùng thì hãy dùng.
Nếu cá bị nhiễm ký sinh thì bạn hãy sử dụng thuốc để giết ký sinh. Có nhiều loại thuốc kháng sinh và mỗi loại có thể có tác dụng khác nhau.
Bạn cần phải tìm hiểu kĩ xem liệu kháng sinh đó có hiệu quả trong việc chữa trị bệnh đục mắt ở cá không trước khi mua và sử dụng. Bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng ghi kém thuốc để có thể có tác dụng tốt nhất.
Tắm muối cho cá
Cách để tắm muối cho cá là chuẩn bị một chậu nước, cho 2 thìa cà phê muối (15g muối) cho mỗi lít nước, đảm bảo độ mặn ở ngưỡng từ 1,5 đến 3%. Một khi muối đã hòa tan hết thì hãy cho cá vào trong chậu trong vòng 30 phút. Bạn nên sử dụng nước từ bể cá để tránh tình trạng sốc nước.
Hãy quan sát cá một cách kỹ lưỡng trong toàn bộ quá trình. Nếu cá có dấu hiệu stress thì hãy thả cá lại trong bể cũ. Bạn nên sử dụng thêm lọc khí trong bể muối để đảm bảo cá có đủ lượng oxy cần thiết.
Bạn nên tránh cho muối trực tiếp vào bể chính.
Đục mắt ở cá kéo dài bao lâu?
Thường thì tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày nếu tình trạng nước tốt và được cho ăn đầy đủ. Nếu chúng không biến mất trong khoảng thời gian ngắn thì tức là cá đang bị nhiễm trùng hoặc bị ký sinh.
Đục mắt ở cá có lây không?
Bệnh đục mắt ở cá có thể lây. Bạn nên cách ly cá bị đục mắt khỏi các con cá khỏe mạnh khác và đảm bảo cá bị đục mắt được chăm sóc cẩn thận. Khi phát hiện cá bị đục mắt bạn nên tìm nguyên nhân và chữa trị cho chúng một cách nhanh chóng trước khi tình trạng diễn biến tệ hơn.