Các bệnh ở cá rồng do nhiễm ký sinh trùng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm,
13/04/2023
Nội dung bài viết
Bệnh nấm thủy mi (mốc nước)
Nguyên nhân gây bệnh: do một loại ký sinh trùng tấn công vào cơ thể.
Biểu hiện bệnh trên cá rồng: xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng trên thân cá.
Điều trị bệnh nấm ở cá rồng: có thể dùng đồng sulfate pha vổi nưóc để ngâm rửa cá.
Bệnh lở loét mũi ở cá rồng:
Nguyên nhân: do một loại ký sinh trùng xâm nhập vào mũi, ăn hết phần thịt của mũi, tạo thành vùng lõm lổn lan rộng tối mắt và não. Bệnh này có thể lây lan sang những con cá khỏe mạnh khác, nếu không chữa trị có thể gây chết cá hàng loạt. Do vậy cần chú ý vệ sinh bể nuôi thật kỹ, và phải cách ly cá bị bệnh.
Biểu hiện: cá bị bệnh thường cọ mũi vào thành bể hoặc các vật dụng trong bể, khi bơi thưòng nghiêng đầu xuống. Cá bị bệnh rất biếng ăn, cỏ phân trắng loãng.
Điều trị: có thể dùng Tetracyclin để điều trị, nhưng cũng chỉ trị được bệnh ở giai đoạn đầu. Phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để biết cách sử dụng.
Bệnh cá rồng nhiễm ký sinh trùng hình quả lê:
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vào da, mang, các cơ và các cơ quan nội tạng của cá. Khi ký sinh trùng đã tấn công vào các cơ thì hết thuốc chữa, chúng ăn mòn da, khiến cá phơi cả thịt ra ngoài.
Biểu hiện: Cá bị bệnh thưòng co rúm lại, các vây tưa ra, da bị xuất huyết, và thỉnh thoảng mắt bị phồng lên. Cá mắc chứng bệnh này cơ thể thưồng biến thành màu đen.
Điều trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha vổi nưổc, ngâm rửa cá khoảng 10 đến 15 phút. Lưu ý phải đọc kỹ hưông dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Bệnh cá rồng nhiễm ký sinh trùng Trichodina
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vào phần mang và bên ngoài cơ thể làm vây bụng và vây lưng xơ xác. Dần dần ký sinh trùng sẽ ăn hết phần trong mang cá làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Biểu hiện: cá bị bệnh thưòng co rúm lại. Nếu bị nặng, có khi cơ thể bị bao phủ bởi một lổp màng nhầy màu xanh xám. Lúc này cá thường nổi gần mặt nước, lờ đờ, bỏ ăn,
toàn thân biến thành màu đen, và chết rất nhanh sau đó.
Điểu trị: có thể dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước, ngâm rửa cá khoảng 10 đến 15 phút. Lưu ý phải đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì để dùng đúng liều lượng.
Bệnh cá rồng nhiễm ký sinh trùng ống nghiêng
Nguyên nhân: do ký sinh trùng tấn công vào vùng da và mang, chúng tập trung thành nhiều tầng lớp trên cơ thể cá.
Biểu hiện: biểu hiện dễ thấy nhất là cá tiết ra chất nhầy màu xám đen, hoặc có thể có nhiều vết lốm đốm màu xám. Mắt cá trở nên đục.
Điều trị: phương pháp điều trị là cải thiện môi trường nước, đồng thời dùng đồng sulfate hoặc tinh thể diệt vi trùng pha với nước rồi ngâm rửa cá khoảng 10 đến 15 phút.
Bệnh cá rồng nhiễm ký sinh trùng bánh xe
Nguyên nhân: do ký sinh trùng bánh xe tấn công vào cơ thể cá rồng, chúng thường ký sinh ở phần biểu bì bên ngoài và mang cá.
Biểu hiện: cá bị nhiễm ký sinh trùng bánh xe thường bị ngứa nên hay cạ mình vào thành bể hoặc các vật trong bể. Cơ thể cá tiết ra nhiều dịch nhầy.