Khuyến mãi Khuyến mãi
7 nguyên nhân cá chết không phải người chơi cá nào cũng biết

7 nguyên nhân cá chết không phải người chơi cá nào cũng biết

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm, 13/04/2023
Nội dung bài viết

1. Cá bị stress

 Stress là một trong những nguyên nhân khiến cá chết

Stress có thể coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của cá koi. Những ảnh hưởng từ môi trường nước như nhiệt độ, độ cứng, độ pH, nồng độ nitrat, nitrit, amoniac, … hay hành vi của quần thể cá đều có thể dẫn đến tình trạng cá bị stress.

Stress là một trong những nguyên nhân khiến cá chết

                            Stress là một trong những nguyên nhân khiến cá chết

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cá bị stress:

  • Lẩn trốn:

Cá bị stress thường sợ hãi và có xu hướng lẩn trốn sâu dưới những lớp trang trí bể. Với một số loài cá như cá da trơn hay cá bống vàng có sở thích ẩn nấp giữa những bụi cây thủy sinh, hay lớp sỏi nền thì dấu hiệu này không cần quá quan tâm. Tuy nhiên, nếu cá thường xuyên lẩn trốn thì bạn cần kiểm tra tình trạng của bể cá sớm nhất có thể, đảm bảo mật độ cá trong bể cũng như độ tương thích giữa các loài cá.

  • Cá lao đầu vào bể kính:

Cá bị stress thường có dấu hiệu hoảng loạn và lao đầu vào bể kính. Khi cá có dấu hiệu này, có thể bể cá của bạn đang có số lượng cá quá nhiều, chất lượng nước không tốt hoặc những cá thể mới thả không tương thích với bể.

  • Cá còi cọc:

Một trong những dấu hiệu nhận biết cá đang bị stress là tình trạng cá kém ăn, còi cọc. Điều này một phần phản ánh chế độ ăn của cá chưa hợp lý, hay cá không có khả năng cạnh tranh thức ăn với những con cá khác lớn và hung dữ hơn.

  • Cá bệnh:

Stress cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh khác của cá. Ngay khi phát hiện cá có dấu hiệu bị bệnh, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Bể cá chưa ổn định

Bể chưa ổn định có thể khiến cá chết hàng loạt

Thả cá khi bể cá chưa ổn định là 1 trong 20 sai lầm mà người mới chơi cá hay mắc phải. Bể cá chưa ổn định có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là cá chết hàng loạt, tác động ngược lại khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chu trình nitơ của bể cá là quá trình đảm bảo các điều kiện nước phù hợp, chuyển đổi amoniac thành nitrit (NO2) rồi nitrat (NO3) và phát triển các vi sinh vật có lợi trong bể trước khi thả cá. Muốn cá sống khỏe mạnh, phát trưởng tốt thì bể cá cần có đủ lượng vi sinh vật có lợi. Những vi sinh vật này giúp hỗ trợ phân hủy các chất thải trong bể, giữ cho môi trường nước luôn ổn định.

Vì vậy, sau khi xây dựng bể cá, bạn không được quá nôn nóng thả cá ngay vào bể. Những bể mới cần ít nhất từ 1-2 tuần để hoàn thiện chu trình nitơ.

Bể chưa ổn định có thể khiến cá chết hàng loạt
Bể chưa ổn định có thể khiến cá chết hàng loạt
 

3. Kích thước bể cá không phù hợp

Có hai cách để bạn chọn được kích thước bể cá phù hợp:

  • Chọn kích thước bể cá dựa theo khoảng trống muốn đặt bể cá, sau đó thả số lượng cá phù hợp với kích thước của bể.
  • Chọn loài cá bạn yêu thích, sau đó tìm hiểu thông tin chi tiết về loài cá đó, đặc biệt là thông số kích thước bể tiêu chuẩn, rồi chọn lựa bể cá phù hợp.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người chưa am hiểu chuyên sâu về kỹ thuật nuôi cá thường mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi mua bể cá: Chọn bể theo không gian đặt bể, sau đó không nghiên cứu rõ thông tin của cá rồi thả những loài cá không phù hợp vào.

Một vấn đề khác cần đề cập chính là quy luật “1 GALLON NƯỚC CHO 1 INCH CÁ”. Theo quy luật này, một con cá dài 1 inch cần bể có kích thước 1 gallon nước. Do đó, nếu bể của bạn chứa được 10 gallon nước, bạn có thể nuôi 5 chú cá có kích thước 2 inch. Song quy luật này chỉ đúng với những loài cá nhỏ như cá Bảy Màu hay cá Neon.

►Lời khuyên đưa ra: Bất kể bạn mua bể hay mua cá trước, bạn cần đặc biệt chú ý đến những yêu cầu riêng biệt của loài cá mà bạn định thả. Bể quá nhỏ có thể dẫn đến tình trạng cá bị stress, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, ô nhiễm nguồn nước bể.

cá

4. Các loài cá không tương thích

Cùng với việc chọn bể thả cá có kích thước phù hợp, bạn cũng cần lựa chọn những loài cá phù hợp cho bể cá của mình. Ví dụ, một số loài cá có tính hiếu chiến, hay tranh chấp lãnh thổ, phù hợp thả cùng với những loài cá có khả năng tự vệ cao.

5. Chất lượng nước không tốt

Rõ ràng rằng, môi trường nước kém đồng nghĩa với cá sẽ chết. Môi trường nước ổn định thì cá mới phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt.

Bàn về chất lượng nước, bạn cần đặc biệt lưu ý các thông số chất trong bể cá, bao gồm: độ pH, độ cứng, nồng độ amoniac, nitrat, nitrit hay oxy hòa tan trong bể. Mỗi loài cá có những yêu cầu riêng về chất lượng nước, do đó, bạn cần dành thời gian nghiên cứu cá trước khi bắt đầu hành trình nuôi cá của mình.

6. Cho cá ăn quá nhiều

Có thể bạn chưa biết: Cá có thể chết do ăn quá nhiều. Cho cá ăn quá nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát tảo, gây ô nhiễm nguồn nước.

Quy tắc chung là cho cá ăn mỗi lần khoảng 1 – 2 thìa nhỏ, đủ để cá ăn hết trong vòng 3 – 5 phút. Sau khi cho cá ăn 15 phút mà thức ăn còn dư thừa trong bể thì vớt ra để không làm ô nhiễm nước bể. Trong mùa sinh sản, bạn có thể cho cá ăn nhiều hơn bình thường một chút. Đặc biệt, cá mái sẽ ăn rất nhiều để có thể mang thai và nuôi cá con tốt nhất.  

7. Quản lý, duy trì bể kém

Bạn nên duy trì thói quen bảo trì bể hàng tháng

Hầu hết khi bể cá đã hoạt động ổn định thường không yêu cầu dành quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Mỗi ngày, bạn chỉ cần bỏ ra 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ duy trì bể.

cá

Bạn nên xây dựng và duy trì thói quen bảo trì bể hàng tháng.

  • Thay nước:  Thay nước định kỳ hàng tháng giúp loại bỏ chất thải dư thừa trong bể cá. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thay 15 – 20% lượng nước trong bể bằng nước máy đã khử Clo, tránh tình trạng môi trường sống thay đổi đột ngột, dẫn đến cá bị sốc, căng thẳng.
  • Hút sỏi: Thức ăn thừa, các mảnh vụn hay xác động vật thủy sinh không được xử lý kịp thời thường lắng đọng dưới lớp sỏi nền. Vệ sinh lớp sỏi nền khá khó khăn do chất bẩn dính sâu trong sỏi. Do vậy đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.
  • Làm sạch tảo: Tảo ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển khỏe mạnh của đàn cá nhà bạn, đồng thời gây mất mỹ quan khi nhìn vào. Do đó, mỗi tháng bạn nên dành chút thời gian vệ sinh, xử lý rêu, tảo trong bể cá. Chú ý không sử dụng hóa chất để làm sạch tảo bởi hóa chất ít nhiều cũng tác động xấu đến sức khỏe của cá.
  • Vệ sinh bộ lọc: Đừng quên vệ sinh các thiết bị hỗ trợ bể cá và đặc biệt là bộ lọc.

           – Nên thay lớp lọc 1 lần/ tháng, tùy theo kích thước bể, loài cá, số lượng cá và loại cây thủy sinh trong bể.

           – Vệ sinh máy bơm nước, làm sạch cánh quạt của máy bơm ít nhất 1 lần/năm.

           – Nếu trong bể có cây thủy sinh, bạn cần cắt tỉa cây mỗi tháng một lần, loại bỏ những lá hỏng.

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết