Khuyến mãi Khuyến mãi
Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách xử lý

Một số bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách xử lý

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm, 13/04/2023
Nội dung bài viết

Nuôi cá cảnh rất kì công và cách phòng chống các bệnh thường gặp ở cá cảnh tốn rất nhiều công sức. Rất nhiều người chơi cá đã tổn thất không ít tiền bạc sau khi cá trong hồ mắc bệnh và chết.

Tuy nhiên nếu nắm được những bí quyết sau đây, việc xử lý sẽ không còn là vấn đề quá lớn. Hãy cùng Bác sĩ thú y tìm hiểu nhé.

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh: bệnh đốm trắng


Nguyên nhân gây bệnh: do ký sinh trùng quả dưa. Bệnh thường gặp ở cuối xuân và cuối thu. Bệnh đốm trắng gây tử vong cho cá nhiều hơn bất kỳ bệnh nào khác.
 



Cách điều trị: giảm số lượng cá trong bể để tạo không gian cho cá bơi lội. Kéo dài thời gian phơi nước trước khi thay nước bể cá. Từ từ tăng nhiệt độ nước thêm 1°C mỗi giờ cho đến khi đạt đến 28-30°C. Xử lý nước bằng muối và thuốc mỗi ngày.

Luôn đảm bảo cá có thể chịu được khi nhiệt độ nước tăng cao. Quan sát phản ứng của cá khi tăng nhiệt độ để có thể dừng lại kịp thời. Một thời gian ký sinh trùng sẽ tự rời khỏi cơ thể cá.

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh: bệnh xù vảy


Nguyên nhân gây bệnh: do nước nhiễm bẩn hoặc chênh lệch nhiệt độ khi thay nước. Bụng cá bị trương lên, cá bơi lơ đờ, dựa đuôi vào thành hồ hay xuống nền. Hay bị mất phương hướng.

Cách điều trị: tách bầy nuôi riêng. Pha 10ppm thuốc tím vào nước, cho cá ngâm khoảng 10 phút. Hoặc dùng các loại thuốc chuyên dụng. Sau khi ngâm rửa lại bằng nước sạch.
 



Ngưng cho ăn cho tới khi bụng cá xẹp xuống bình thường. Thay nước thuốc mỗi ngày. Tùy mức độ bệnh, loại thuốc, nồng độ thuốc mà quá trình điều trị có thể mất từ 1-4 tuần lễ.

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh: bệnh lở loét da


Nguyên nhân gây bệnh: do vi khuẩn Gram âm gây ra. Cá bỏ ăn, hoạt động chậm chạp và bơi nhô đầu lên mặt nước. Da cá sẫm lại, có các vết ăn mòn hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu và thân. Các vết loét lan rộng dần, có khi ăn sâu đến tận xương.

Cách điều trị: thay toàn bộ nước kết hợp sát trùng bể cá. Chuẩn bị một bể riêng, pha vào nước 7.5g muối, 5 giọt Xanh metylen. Cắm sưởi 30°C, cắm sủi.

Tách cá bệnh ra nuôi riêng, giữ cá sao cho phần bị loét nhô lên khỏi mặt nước. Nhỏ 1 giọt Xanh metylen và một ít Tetracycline lên vết thương.

Các bệnh thường gặp ở cá cảnh: bệnh xuất huyết


Nguyên nhân gây bệnh: do nhiễm khuẩn que. Cá bệnh thân chuyển màu tối và có thể lồi một mắt hoặc cả hai mắt. Mang chuyển màu nhạt, nhưng có thể có các đốm xuất huyết. Vây và ổ mắt xuất huyết.
 



Cách điều trị: Tách cá ra nuôi riêng. Cho cá ngâm nước muối 3-5% trong 10-15 giây. Làm mỗi ngày đến khi cá hết bệnh. Đồng thời sát trùng toàn bộ bể cá.

Một số bệnh thường gặp khác ở cá cảnh


Bệnh viêm ruột: nguyên nhân do lượng thức ăn quá lớn hoặc không đều. Thức ăn biến chất hoặc hư hỏng. Do thay đổi thức ăn đột ngột. Hàm lượng oxy trong nước không đủ và nước bị ô nhiễm.

Bệnh bong bóng cá: do môi trường nước thay đổi đột ngột. Cá bị stress hoặc bị cho ăn quá nhiều khiến bong bóng cá suy giảm chức năng hoạt động.

Bệnh cảm cúm: do chênh lệch nhiệt độ nước sau khi thay nước bể nuôi. Với bệnh này người nuôi cần chú ý không thay hết nước trong một lần. Duy trì chênh lệch nhiệt độ khoảng 3°C. Chú ý thời tiết thay đổi.

Cách phòng bệnh cho cá cảnh

 



Sức đề kháng của cá cảnh phụ thuộc rất lớn vào việc chăm sóc và cho cá ăn. Cá cảnh cần được cho ăn đúng giờ, đảm bảo cả về chất và lượng. Thức ăn cho cá phải được làm sạch và khử trùng (nếu là mồi sống) để đề phòng ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.

Tăng cường kiểm tra sức khỏe của cá để phát hiện dấu hiệu bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y trước khi sử dụng thuốc. Không tự chữa ở nhà nếu không có kinh nghiệm.

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết