Khuyến mãi Khuyến mãi
Các Loại Bệnh Ở Cá Koi Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

Các Loại Bệnh Ở Cá Koi Và Cách Trị Bệnh Hiệu Quả

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm, 13/04/2023
Nội dung bài viết

Cá Koi là loài sinh vật cảnh có giá trị lớn, được nhiều người yêu thích, nuôi - chăm sóc - yêu quý như thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cũng như con người, các loại bệnh cá Koi luôn là nỗi lo ngại lớn của người chủ. Các bệnh cá Koi phổ biến và cách trị bệnh cho cá Koi là vấn đề được nhiều dân chơi Koi quan tâm hàng đầu. Cá Koi có vẻ ngoài hút mắt khiến nhiều người yêu mến. Tuy nhiên, bên cạnh đó cá Koi lại là loài rất khó nuôi, yêu cầu sự tỉ mỉ và thận trọng ở mức tối đa của người chơi. Thông thường, nếu chỉ cần một chút bất cẩn trong quá trình chăm sóc cá, chúng rất dễ mắc các bệnh cá Koi phổ biến.

Các bệnh phổ biến trên cá koi

  • Trùng mỏ neo
  • Bệnh rận cá
  • Bệnh đốm trắng
  • Bệnh đốm đỏ
  • Bệnh thối đuôi
  • Bệnh nấm miệng
  • Bệnh sán da, sán mang
  • Bệnh lở loét
  • Bệnh xù vảy (Dropsy)
  • Bệnh nấm mang

Vậy đó là những bệnh gì phổ biến? Và cách trị bệnh cho cá Koi sao cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu ở bài viết này ngay sau đây nhé: 

1. Bệnh đốm trắng 

1.1 Biểu hiện - nguyên nhân của bệnh nấm đốm trắng

Cá Koi bị nấm đốm trắng trên lưng sẽ xuất hiện các chấm màu trắng do nấm phát triển, khi trở nặng sẽ phát ra toàn cơ thể. Bệnh có nguyên nhân là do độ ẩm cao, nhiệt độ môi trường nước thấp, ít khi được vệ sinh sạch sẽ khiến các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở làm cho cá nhanh chóng nhiễm bệnh. 

1.2 Cách trị bệnh cho cá Koi khi bị đốm trắng 

Cách 1:

Tăng nồng độ muối trong hồ/ bể koi lên 0.5%/ngày, duy trì nhiệt độ trong bể 27 độ C.

Cách 2:

Dùng brontox để đánh trực tiếp vào hồ cá. 1 muỗng định lượng 1gr, 5gr, 10gr. Sản phẩm này được đong bằng muỗng gạt ngang. Liều lượng sử dụng như sau:

Trường hợp ngâm:

  • Phòng bệnh đốm trắng: 5gr/ 1m3 nước, 20 ngày/ lần.
  • Trị bệnh đốm trắng cá Koi dùng 10gr/ 1m3 nước, sau 2 ngày thay 20-30% nước và dùng liều thứ 2 với liều lượng 10gr/ 1m3 .

Trường hợp tắm:

  • Đối với trứng cá koi dùng 30gr/ 1m3 nước, tắm trong vòng 30 phút vớt trứng ra
  • Đối với cá trưởng thành dùng 40gr/ 1m3 nước, tắm trong vòng 30 phút bắt cá ra ngoài tank nhựa khác.

Pha sản phẩm với nước sạch vừa đủ cho tan rồi tạt đều khắp hồ nuôi để phòng ngừa. Sau khi xử lý tình trạng cá koi đốm trắng xong thường sức khỏe cá yếu, màu sắc cá kém đẹp, lúc này người nuôi cần lưu ý cách cho cá koi lên màu để giúp cá lên màu và khỏe mạnh. , để cá trong hồ / bể cá được khỏe mạnh đẹp hơn.

2. Bệnh đỏ mình ở cá Koi

2.1 Biểu hiện - nguyên nhân của bệnh cá Koi đỏ mình 

Một trong những bệnh phổ biến nhất ở cá Koi đó là bệnh cá đỏ mình. Biểu hiện chủ yếu là trên da cá (dưới lớp vảy) xuất hiện một lớp màu hồng do tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, đây là biểu hiện bệnh cá Koi rất khó để phát hiện ra, bởi Koi là loài cá có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là với những con cá mang sắc đỏ, cam, vàng… thì lại càng khó phát hiện bệnh. Bệnh đôi khi chỉ được phát hiện khi đã trở nặng, lớp màu hồng trên da cá đậm lên, phát ra toàn bộ cơ thể. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá Koi bị đỏ mình. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự thay đổi đột ngột môi trường nước và độ pH trong môi trường nước sẽ rất dễ làm cá Koi bị đỏ mình. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như: 

Người bắt cá dùng lực quá mạnh khiến cá phản ứng dữ dội, gây ra tắc nghẽn mạch máu. 

Koi ăn quá nhiều khiến nội tạng bị tổn thương 

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do một số loại vi khuẩn, vi rút khác xâm nhập. 

2.2 Cách trị bệnh cho cá Koi khi bị đỏ mình 

Bạn nên sử dụng các loại kháng sinh chuyên dụng mua ở ngoài cửa hàng cá Koi chuyên nghiệp về cho cá nếu phát hiện cá Koi bị đỏ mình do vi rút hay vi khuẩn. Ngoài ra, để phòng bệnh bạn luôn phải giữ môi trường nước, độ pH, nhiệt độ ổn định cho hồ cá. Đồng thời nhẹ tay khi di chuyển cá hoặc nâng cá lên và cho cá ăn ở mức độ vừa phải để cơ thể có thể nhanh chóng tiêu hóa thức ăn, tránh việc cá bị căng thẳng, không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến việc nghẽn các mạch máu và xuất hiện bệnh đỏ mình. 

3. Bệnh nấm mang ở cá Koi 

3.1 Biểu hiện - nguyên nhân của bệnh nấm mang ở cá Koi 

Trong các loại bệnh cá Koi thì bệnh nấm mang có lẽ là loại bệnh nguy hiểm nhất. Bởi khi mắc bệnh này, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, khả năng cá tử vong sẽ là rất cao, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt trong hồ do lây chéo nhau. 

Bệnh có biểu hiện bên ngoài là cá lờ đờ, mệt mỏi, chán ăn, bơi mất phương hướng do mang bị tổn thương nặng nề. Còn bên trong cơ thể bệnh nấm mang khiến cho mang cá lở loét, xuất hiện những đốm trắng, các lớp mang bết dính vào nhau cho chất dịch. Nếu bệnh nặng, còn có thể nhìn rõ các ký sinh trùng xuất hiện trong mang cá. Bệnh gây nên bởi 1 loài ​​nấm có nhân axit nucleic là ADN thuộc họ Herpesviridae, như giống Herpesvirus. Cá Koi bị nấm mang có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau 24 - 48 giờ nhiễm bệnh. 

3.2 Cách trị bệnh cho cá Koi bị nấm mang 

Như đã nói ở trên, cá Koi bị nấm mang khả năng tử vong là rất cao, vì vậy cách trị bệnh cho cá Koi bị nấm mang chỉ là giải pháp cứu những chú cá còn lại trong hồ may mắn chưa mắc bệnh. Khi phát hiện cá Koi bị nấm mang lập tức bạn cần cách ly cá ra khỏi đàn và sử dụng thuốc Cloramin T cho những chú cá Koi chưa mắc bệnh trong hồ. Thuốc này sẽ có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm còn lại trong hồ cá, bảo vệ những chú cá khỏe mạnh không bị lây nhiễm bệnh. 

4. Cá Koi bị bệnh thối đuôi 

4.1 Nguyên nhân cá Koi bị nấm đuôi (bệnh thối đuôi)

Cá Koi bị thối đuôi là do một loại vi khuẩn gây ra khiến cho phần đuôi cá bị thối rữa. Chính vì vậy, cá Koi bị nấm đuôi còn được gọi là bệnh thối đuôi ở cá Koi. Các biểu hiện khi cá bị nấm đuôi đó chính là vây - đuôi bị trợt hoặc thối rữa, tạo thành các sọc trắng ở cạnh vây, thay đổi màu sắc, cá bị thay đổi hành vi trở nên nhút nhát hơn nhiều, hay dấu, cạ mình…

4.2 Cách trị bệnh cho cá Koi bị thối đuôi

Thối đuôi là bệnh cá Koi khá nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ mà còn cả tính thẩm mỹ của Koi. Đối với cá Koi bị thối đuôi hay một số vẫn có khả năng tự phục hồi do sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, một số lại cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc đặc trị nấm dành cho nấm đuôi ở cá Koi. Nếu bạn thấy sau vài ngày tình trạng thối đuôi không đỡ, bạn nên cân nhắc cho Koi sử dụng các loại thuốc này nhé. 

5. Cá Koi bị nấm miệng (hay còn gọi là thối miệng)

5.1 Biểu hiện - nguyên nhân của bệnh cá Koi bị thối miệng 

Cá Koi bị thối miệng hay còn gọi là bệnh nấm miệng ở cá Koi có nguyên nhân là do vi khuẩn có tên là Columnaris – một loại vi khuẩn hình que Gram âm gây ra. Biểu hiện là ở miệng cá thường bị lở loét gây đau đớn khó chịu, cá sẽ gặp tình trạng biếng ăn trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược, hoạt động kém hơn bình thường…

5.2 Cách trị bệnh cho cá Koi bị thối miệng 

Cách trị bệnh cho cá Koi bị thối miệng cụ thể như sau: 

-Thay 30-50% nước có trong bể, mỗi ngày một lần để vệ sinh môi trường nước và cho cá kịp thích nghi 

- Bổ sung muối cho bể cá, sau đó sử dụng thuốc Medfinn.

- Để đặc trị bệnh cho cá Koi bị nấm miệng dùng thuốc Melachite Green (không dùng cho cá con), Melafix hay kháng sinh để bôi cho cá hàng ngày. 

6. Bệnh xù vảy (Dropsy)

6.1 Biểu hiện - nguyên nhân của bệnh xù vảy

Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh này ở cá koi là cơ thể sưng tấy, mắt lồi và vảy nổi lên khiến cá trông giống như một quả thông. Koi sẽ ăn ít hơn và bơi gần bề mặt nước, nơi có nhiều oxy.

Cá koi bị xù vảy xảy ra do 1 trong số nguyên nhân thường thấy như:

  • Đột ngột sưng: Cá koi bị nhiễm vi khuẩn gây chảy máu bên trong.
  • Chậm sưng: Có ký sinh trùng trong người cá koi hoặc khối u trong cá phát triển làm sưng lên.

6.2 Cách điều trị bệnh xù vảy ở cá koi

Cách trị bệnh xù vảy cá Koi như sau:

- Cách ly toàn bộ cá bị bệnh khỏi cá chưa bị bệnh

- Tiến hành tắm muối cho cá bị bệnh với nồng độ 5 – 6kg/1m3 nước/ 5 phút, mỗi ngày 1-2 lần, thực hiện liên tục trong vòng  3 - 4 ngày cho đến khi tình trạng cá được cải thiện

7. Trùng mỏ neo

7.1 Biểu hiện - nguyên nhân của cá koi bị trùng mỏ neo

 

Trùng mỏ neo cá koi là một trong những bệnh thường gặp ở cá koi (cá chép Nhật). Bệnh do một loại ký sinh trùng giáp xác có tên tiếng Anh là Lernea - Anchor Worm gây ra. Loại ký sinh trùng này bám chặt vào thân và đuôi của cá koi, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi còn nhỏ, trùng mỏ neo sống trong mang của cá koi, con đực và con cái trưởng thành, sau đó con đực rời khỏi mang để sống trong nước vài ngày rồi chết. trùng mỏ neo cái được thụ tinh và tồn tại trên cơ thể cá koi bằng cách hút chất dinh dưỡng ra khỏi cơ thể koi, gây ra các vết thương chảy máu.

Giun mỏ neo gây ra trình trạng cá koi bị nổi mụn nhọt hoặc vết loét đỏ trên cá nhiễm bệnh. Mắc bệnh này koi thường lười ăn, ngứa ngáy khó chịu, sút cân, bơi lội chậm chạp. Vết thương do giun mỏ neo tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

7.1 Cách điều trị trùng mỏ neo ở cá koi

Có 2 nhiều cách điều trị trùng mỏ neo cá koi, tuy nhiên có 2 phương pháp được cho là hiệu quả nhất đó là dùng nước muối và thuốc kháng sinh Dimilin (bạn nên cân nhắc khi sử dụng vì thuốc này có chứa chất diệt côn trùng) tắm cho cá và loại bỏ ký sinh trùng trên thân cá. Từ đó trình trạng của cá sẽ từ từ hồi phục. Trước khi đánh thuốc cho cá koi cần đảm bảo trong hồ không có thực vật thủy sinh, nếu có cây thủy sinh thì nên đặt thuốc cao hơn mặt nước khoảng 3 cm. Cách làm như sau:  

  • Ngày thứ 1: Đánh liều 1, liều thuốc phụ thuộc vào thể tích hồ/bể cá koi bị bệnh.
  • Ngày thứ 2: Không thực hiện đánh thuốc
  • Ngày 3: Đánh liều thuốc thứ 2 như liều 1, đồng thời thay 20% nước.
  • Ngày 4, 5, 6 : Không đánh thuốc
  • Ngày 7: Đánh liều thuốc thứ 3, thay 20% nước trong hồ
  • Ngày 8: Cho hồ nghỉ ngơi, không đánh thuốc
  • Ngày 9: Đánh liều thuốc thứ 4, thay tiếp 20% nước trong hồ
  • Ngày 10,11: Không đánh thuốc
  • Ngày 12, 13, 14: Liên tục mỗi ngày thay 20% nước

Thông thường với liều thứ 1,2 bạn sẽ diệt được giun mỏ neo ký sinh bên ngoài lớp da của cá koi. Các nang trứng chưa nở nên phải đợi đến ngày thứ 7 để trứng nở thì đánh tiếp liều thứ 3 và thứ 4 để diệt trùng mỏ neo tận gốc.

8.1 Bệnh rận ở cá koi là gì?

Bệnh rận ở cá koi là tình trạng cá koi bị ký sinh trùng là rận bám trên da, hút máu và chất dinh dưỡng. Chúng sử dụng miệng của mình như kim tiêm đâm thủng vảy, da cá để hút chất dinh dưỡng, Làm cho cá trở nên còi cọc, dễ bị truyền các loại vi khuẩn vi rút có hại gây nhiễm trùng cho cá, làm cá tử vong

8.2 Cách điều trị bệnh rận cá koi

Điều trị rận nước cho cá koi vô cùng đơn giản, việc của bạn cần làm là cách ly những con bị rận, dùng nhíp gắp những con rân ra khỏi cá và sát trùng bằng nước muối hay keo ong

Hoặc có thể sử dụng 1g Dimilin/1m3 để chữa trị, làm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày và thay khoảng 20% nước trong hồ để khử và diệt hoàn toàn rận nước

Trên đây là tổng hợp các bệnh cá Koi thường gặp phải cách trị bệnh cho cá Koi hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong việc chăm sóc cho đàn Koi yêu quý của mình

 

9. Bệnh sán da, sán mang ở cá koi

9.1 Biểu hiện và nguyên nhân gây ra sán da ở cá koi

Sán da, sán mang ở cá koi là tình trạng cá koi bị ngứa mình, cạ mình vào thành hồ, lâu lâu nhảy lên khỏi mặt nước. Vây khép 1 hoặc 2 bên khi bươi, mang cá nổi vết đỏ.

Nguyên nhân là do chất lượng nước kém dẫn đến tình trạng sán dễ dàng tấn công vào lớp biểu bì mang, sau đó sẽ hút máu ký sinh trong mang. lâu dài sẽ làm cá yếu, lờ đờ, gây tình trạng ghẻ lở giảm sức đề kháng 

9.2 Cách điều trị sán ở cá koi

Thực hiện chữa trị bằng cách sử dụng praziquantel liều lượng 2g/1m3, 2 liều mỗi liều cách nhau 2 ngày, trước khi đánh thay nước 20%. Hoặc có thể trộn praziquantel vào thức ăn Cá koi với liều lượng 6g/30kg rồi cho cá ăn

10. Bệnh lở loét cá chép koi

10.1 Biểu hiện và nguyên nhân cá koi bị lở loét

Biểu hiện của loại bệnh này là trên thân cá có những vết lở loét màu đỏ, gây nhiễm trùng. Cá bị yếu, lờ đờ kén ăn hay bỏ ăn. Nếu để tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử, nhiểm trùng và gây chết cá

Nguyên nhân là do nguồn nước bẩn, ô nhiễm trong nước có nhiều vi khuẩn có ai, cá bị trầy xước sẽ bám vào vết trầy, gây nhiễm trùng làm vết trầy xước thành vết lở loét

10.2 Cách điều trị bệnh lở loét cá koi

Sử dụng thuốc gây mê cá sau đó tiến hành xử lý vết thương. Sau đó dùng bông tăm làm sạch vết thương, sát khuẩn và khử trùng cho vết thương của cá. 

Hoặc có thể sử dụng MELAFIX với liều lượng 5ml/38 lít nước. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và trong 7 ngày để trị các vết lở loét, xuất huyết, xước mình, rách da, tróc vẩy,…  

nguồn: tổng hợp internet và Nam Long Farm

 

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết