BỆNH NHIỄM TRÙNG GIÁC MẠC CÁ RỒNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Chủ Nhật,
05/04/2020
Nội dung bài viết
Trong các chứng bệnh mà cá rồng hay mắc phải có 1 chứng bệnh mà gần như "bác sĩ bó tay", đó là bệnh nhiễm trùng giác mạc (mắt cá bị đục -> mưng mủ -> sưng phù -> lòi ra vài ngày rồi nổ luôn). Nếu chủ nhân chăm sóc tốt và cá có đề kháng tốt thì cá chỉ bị mù mà không chết, nhưng nếu việc chăm sóc không tốt hoặc sức đề kháng cá yếu thì nó sẽ tử vong chỉ sau 2-3 tuần kể từ khi nhiễm bệnh.
Theo nhiều tài liệu, đa phần các bệnh của cá nước ngọt đều có liên quan đến vi khuẩn gram âm, các vi khuẩn gram âm phát triển mạnh mẽ trong điều kiện chất lượng nước xấu, nghèo oxi, nhiệt độ thấp... Các triệu chứng phổ biến nhất khi nước nuôi cá xuất hiện chủng khuẩn gram âm là cá bị viêm bộ phận tiêu hóa, nhiễm nấm, mắt bị mờ (kéo mây)... Và các chủng khuẩn gram âm sẽ bị tiêu diệt khi chúng ta nâng cao chất lượng nước, nâng cao nhiệt độ, đặc biệt là sự hiện diện của muối (nồng độ trên 0.2%) và kháng sinh.
Khốn thay, bệnh nhiễm trùng giác mạc cá lại do khuẩn gram dương gây ra, trong nhóm khuẩn này điển hình nhất là chủng khuẩn Streptococcus, hoặc các chủng trong nhóm liên cầu khuẩn, trong một số trường hợp là tác nhân của chủng khuẩn Aeromonas (nhiễm khuẩn này bệnh sẽ rất nặng, gây phù nề và nổ mắt rất nhanh), chủng khuẩn này được xếp vào loại khuẩn gram âm kị khí, và nó được xem là một trong các chủng khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng hệ tiết niệu ở con người. Và cả chủng khuẩn gram dương lẫn chủng khuẩn gram âm kị khí Aeromonas đều gần như "miễn nhiễm" với môi trường nước có nhiệt độ cao cộng thêm sự có mặt của muối và các kháng sinh thể nhẹ. Khi cá bị nhiễm chủng khuẩn gram dương hoặc chủng khuẩn gram âm kị khí Aeromonas từ môi trường nước chúng sẽ có những biểu hiện như mắt bị mờ đục, giác mạc chuyển màu trắng sữa. Khi cá mới bị nhiễm khuẩn chúng ta phải khắc phục ngay bằng các biện pháp như nâng cao chất lượng nước, nâng nhiệt lên trên 32oC, bổ sung muối (hàm lượng trên 0.2%) và sử dụng các loại kháng sinh như Aqua Ebin, Aqua Trime...
Khi xử lí không tốt hoặc để bệnh nặng hơn cá sẽ có các triệu chứng như:
- Mưng mủ giác mạc, sưng phù, nổ mắt.
- Xuất huyết trong hoặc xung quanh mắt.
- Kéo màng nhày màu trắng sữa.
- Bơi lội không bình thường.
- Mất phương hướng, bơi theo vòng tròn ở 1 điểm nhất định, mất phản xạ.
- Cơ thể sẫm màu lại, xuất hiện các vệt đen đậm.
Ở giai đoạn nặng thì gần như việc cứu chữa là vô phương, và nếu không được xử lí thì cá sẽ chuyển qua giai đoạn thứ ba, giai đoạn chờ chết. Ở giai đoạn thứ ba này cá sẽ có các biểu hiện khác như:
- Miệng cá xuất hiện nấm mốc.
- Viêm tiêu hoá (sình ruột).
- Cá bơi oằn mình, trồng chuối...
- Nhiễm các bệnh cơ hội khác như thối mang; thối vây, đuôi...
Tóm lại, khi cá có các biểu hiện của việc nhiễm liên cầu khuẩn chúng ta phải xử lí ngay lập tức, chữa trị cho cá trong thời gian sớm nhất có thể, việc để bệnh tiến triển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn tiếp theo có thể chưa được 48h. Còn khi cá đã bị nặng thì cho đến nay chưa có thuốc hoặc phương pháp nào khả thi.
Nếu ae suy nghĩ "còn nước còn tát" khi cá đã bệnh quá nặng, khi xác định chắc chắn rằng không chữa nó cũng sẽ chết thì việc dùng kháng sinh liều cao là việc nên làm.
Đối với hầu hết biểu hiện cá đã nhiễm chủng khuẩn gram dương và chủng liên cầu khuẩn thì Aqua Ebin là lựa chọn tối ưu, sử dụng gấp đôi liều lượng khuyến cáo.
Cần lưu ý khi dùng kháng sinh để trị bệnh cho cá là tuyệt đối không sử dụng hệ thống lọc, vì các loại kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả vi sinh hiện diện trong hệ thống lọc, khi vi sinh đã bị tiêu diệt hết thì các độc tố như amoniac, nitrit... sẽ tăng rất nhanh.
Việc ngâm cá trong kháng sinh không được vượt quá 14 ngày, vì chủng liên cầu khuẩn sẽ yếu đi và chết trong môi trường đủ nồng độ. Tuy nhiên những cá thể còn sống sót sau 14 ngày chúng sẽ tạo ra tế bào kháng thuốc, vì thế sau 14 ngày sử dụng kháng sinh nếu bệnh cá chưa hết hoàn toàn chúng ta nên đổi kháng sinh khác.
Tư vấn thuốc và cách điều trị hiệu quả . Vui lòng gửi thông tin qua Zalo : 0908434080