BỆNH NẤM ĐEN Ở CÁ RỒNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Chủ Nhật,
05/04/2020
Nội dung bài viết
Đa phần các trường hợp vảy cá xuất hiện các đốm và mảng màu đen đều do chất lượng nước xấu, thời tiết thay đổi, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhiều... một số trường hợp các mảng đen xuất hiện do vảy cá bị hư tổn bởi thuốc kháng sinh mạnh (Tetracyclin) kết tủa và phản ứng trong nước xấu...
1. Cách xử lí
- Đầu tiên, thay 30% nước.
- Sử dụng muối theo hàm lượng 200gr/100 lít nước (nếu bể chưa sử dụng muối).
- Tăng nhiệt lên +32oC.
- Sử dụng thuốc Aqua Trime theo liều lượng 5gr/100 lít nước.
- Sau 24h thì thay 20% nước và bổ sung thuốc lại như liều lượng ban đầu.
- Sau 7 ngày (7 lần thay 20% nước) thì tiếp tục thay 30% nước và bổ sung muối như hàm lượng ban đầu (0.2%).
* Lưu ý:
- Trong quá trình trị bệnh không cho cá ăn (thường khoảng 10 ngày).
- Vì tăng nhiệt + cho thuốc vào nước nên nước sẽ thiếu oxi hoà tan, cần tăng cường sủi khí hoặc thổi luồng mặt nước để tăng oxi.
- Với những bể sử dụng lọc tràn nên ngưng chạy lọc để bảo vệ vi sinh khi sử dụng thuốc kháng sinh.
- Và trong quá trình trị bệnh nên hạn chế đèn, hoặc không sử dụng đèn càng tốt.
Và thêm một lưu ý trong khi điều trị các bệnh cho cá rồng, đó là nhiều ae quan niệm rằng nhiệt độ trong bể cá là 30oC rồi thì không cần cắm sưởi nữa, điều đó là không đúng, vì mùa hè và mùa thu (mùa mưa) nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn chênh lệch khoảng 4-5oC, nếu cá khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt thì điều đó sẽ là bình thường. Nhưng khi cá đang bệnh, sức đề kháng suy giảm thì việc duy trì nhiệt độ ổn định là việc nên làm. Việc sử dụng kháng sinh thực ra chỉ làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, đợi cho "đội quân" kháng thể của cá hoạt động mạnh trở lại và tiêu diệt chúng, mà "đội quân" này có được sự "hùng hậu" hay không lệ thuộc phần lớn vào hàm lượng muối hợp lí và nhiệt độ ổn định, chính vì thế nên then chốt trong các cách trị bệnh luôn phải có 0.1-0.2% muối và nhiệt trên 32oC.
(Nguồn: Hồ Xấu - Cá Bèo)