Khuyến mãi Khuyến mãi
5 loại bệnh phổ biến và thuốc trị nấm cá rồng DỨT ĐIỂM

5 loại bệnh phổ biến và thuốc trị nấm cá rồng DỨT ĐIỂM

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm, 13/04/2023
Nội dung bài viết

Cá rồng châu Á là một loài cá nước ngọt nhiệt đới từ Đông Nam Á, chúng thường sống ở sông, ao hồ. Cá rồng thường được coi là biểu tượng của sự may mắn, giàu có và thịnh vượng. Những người nuôi cá rồng tin rằng nếu nó được đối xử tốt, nó sẽ bảo vệ chủ nhân khỏi những điều xui xẻo và ban phước lành và may mắn cho họ.

  1. Biểu hiện và nguyên nhân của 5 loại bệnh phổ biến ở cá rồng

Bệnh đục mắt

Nguyên nhân chính của bệnh đục mắt là do chất lượng nước kém, hoặc đây có thể là sự khởi phát tự nhiên của bệnh đục thủy tinh thể của cá.

Ban đầu, một bên mắt có thể bị vẩn đục, sau đó sẽ bị mốc như thể có một lớp màng treo trên đó. Cuối cùng, mắt có thể sưng lên và bị bao phủ bởi chất lạ màu trắng xanh. Cá rồng có thể bị mù hoặc chết nếu không được điều trị trong giai đoạn này.

Bệnh đốm trắng

Bệnh này rất phổ biến ở nhiều loài cá và do Ichthyophthirius multifiliis gây ra. Lúc đầu, bạn sẽ nhận thấy cá bị nổi những đốm trắng trông giống như cá của bạn đã được rắc muối. Ở giai đoạn đầu, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến vây. Cá đã bị nhiễm bệnh này có xu hướng cọ xát vào thành hoặc đáy bể cá để giảm ngứa do nhiễm trùng, cá đồng thời kén ăn và các đầu vây có thể bắt đầu thối rữa. 

Các vi khuẩn gây bệnh có thể lan nhanh đến mức đáng báo động và có thể đi từ một tế bào đơn lẻ đến hơn 3000 tế bào trong một giờ khi cá có nhiệt độ cơ thể là 25 ° C (77 ° F); nhưng ở nhiệt độ cao hơn, chúng không thể sinh sôi được và sẽ chết, lúc này cá được khỏi bệnh.

Rận cá, giun mỏ neo

Hầu hết những ký sinh trùng này được truyền sang cá rồng từ thức ăn sống mà chúng được cho ăn.

Rận cá dài khoảng 3-5 mm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có lớp vỏ dẹt và có cấu trúc giống như kim cho miệng dùng để hút chất dịch trong cơ thể của cá khiến cá mất độ bóng, đồng thời gây khó chịu cho cá; cá có biểu hiện cọ xát với thành bể cá hoặc lớp nền để giảm bớt sự khó chịu của nó.Giun mỏ neo dài khoảng 1cm, chủ yếu được tìm thấy xung quanh vây hoặc bên trong cơ thể của cá. Những vùng bị ảnh hưởng thường đỏ và sưng lên kèm theo vết máu, và có thể xảy ra thối rữa nếu cá không được điều trị kịp thời. Cá bị nhiễm trùng mỏ neo tỏ ra cáu kỉnh và thường cọ xát vào thành bể, chúng cũng có thể biểu hiện chán ăn.

Nấm sợi bông

Bệnh nấm sợi bông là một bệnh phổ biến thường thấy ở nhiều loài cá, bao gồm cả cá Rồng. Các triệu chứng của cá bị nhiễm nấm bao gồm các sợi nấm màu xám nhạt, mọc bông trên da, vây, mang và mắt.

Nấm phát triển trên các vết thương hở và nếu bạn đưa cá bị nấm vào điều kiện bể nuôi có chất lượng nước kém, thì nấm sẽ mở rộng thêm chu vi của nó. Nếu bạn không điều trị kịp thời thì nấm có thể nuốt chửng cá dẫn đến tử vong.

Bệnh xù vảy

Bệnh xù vảy hay còn gọi là bệnh phù nề, là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở thận hoặc rối loạn chức năng gan. Bệnh này phổ biến hơn ở cá rồng chưa trưởng thành. Khi cá rồng bị chấn thương, bệnh tật, khả năng miễn dịch suy yếu do điều kiện nước kém, hoặc tổn thương niêm mạc, cá rồng rất dễ bị nhiễm mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn hoặc thậm chí là nấm).

Khi chức năng thận đã bị tổn thương, cá rồng không thể điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể, dẫn đến cá rồng bị sưng phù đặc biệt là xung quanh bụng và làm cho vảy bị xù ra. Điều này khiến cá rồng trông như quả thông có nhiều gai lồi ra.

  1. Cách chữa nấm cho cá rồng khỏi DỨT ĐIỂM

Khi cá bị đục mắt

Ở giai đoạn đầu, bạn tiến hành thay 1/3 lượng nước trong bể và hòa thêm muối. Đồng thời phải tăng nhiệt độ nước lên đến 30-33 ° C (86-91 ° F) và quan sát cá rồng trong 2 ngày.

Nếu tình trạng được cải thiện thì cứ 3 ngày một lần, bạn tiếp tục tiến hành thay 1/4 lượng nước trong bể và có thể bổ sung thêm muối cho đến khi mắt của cá rồng được hồi phục hoàn toàn.

Nếu cá có các dấu hiệu khiến mắt bị nghiêm trọng hơn trước thì bạn cần phải dùng thuốc trị nấm cho cá rồng chuyên dụng. Loại thuốc đang được rất nhiều dân chơi cá cảnh review để đặc trị bệnh đục mắt ở cá rồng là Special Arowana Internal Bacteria & Velvet Away chai số 5. Cứ 10 lít nước bể thì hòa với 1ml dung dịch trên đến khi cá khỏi bệnh. Cách chữa nấm cho cá rồng bằng loại thuốc này có thể mất đến 3-5 tháng để phục hồi nếu mắt cá rồng bị mốc. Sau khi hồi phục, mắt có thể nhỏ hơn nhưng vẫn ở kích thước bình thường.

Khi cá xuất hiện các đốm trắng

Thời gian đầu bạn sẽ tiến hành thay 30% lượng nước trong bể cá khoảng 3 ngày/ lần, kết hợp sử dụng thuốc trị nấm cá rồng Special Arowana Slime, White Spot & Velvet Away chai số 4 theo liều lượng khuyến cáo. Tăng nhiệt độ lên khoảng 30-32 độ C có thể giúp đẩy nhanh vòng đời sinh học của vi khuẩn. Lặp lại việc điều trị trong vài tuần là bạn đã hồi phục hoàn toàn cho cá Rồng.

Khi cá bị rận cá và giun mỏ neo ký sinh trên da

Để loại bỏ ký sinh trùng ra khỏi cá, đầu tiên bạn tiến hành thay nước 30% ba ngày một lần. Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc Special Arowana O' Anchor Worm & Fish Lice chai số 0 theo liều lượng khuyến cáo. Rận cá và giun mỏ neo sẽ rụng khỏi cá rồng sau 2-3 ngày dùng thuốc.

Khi cá bị nấm sợi bông

Thuốc trị nấm cho cá rồng trong trường hợp này là Special Arowana Medication chai số 3, tương tự như điều trị các bệnh trên, bạn tiến hành thay 30% nước ba ngày một lần và sử dụng thuốc theo liều lượng khuyến nghị.

Khi cá bị xù vảy

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn cần bổ sung muối và duy trì chế độ thay nước tốt. Nếu có điều kiện thì bạn nên cách ly cá rồng để giảm nguy cơ lây lan cho những con cá khỏe mạnh. Đồng thời, nhiệt độ nước phải được giữ ổn định ở 30 - 32 ° C và quan sát cá rồng trong một vài ngày. Nếu nó thở và bơi lội bình thường thì lặp lại các bước trên để cá rồng hồi phục tự nhiên.
Nếu cá không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như hình thành vết loét, mẩn đỏ hoặc tăng số lượng vảy bị xù,..., hãy sử dụng thuốc Special Arowana Internal Bacteria & Ulcer Away chai số 5 hoặc Ocean Free Anti-Dropsy theo liều lượng khuyến cáo. Tiếp tục điều trị và thực hiện thay nước 30% ba ngày một lần cho đến khi cá khỏi bệnh.

Nguồn: tổng hợp từ internet và https://namlongfarm.com/

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết