Khuyến mãi Khuyến mãi
tổng hợp điều cần biết về cá dĩa

tổng hợp điều cần biết về cá dĩa

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm, 13/04/2023
Nội dung bài viết

Trong vô vàn vô số các giống cá cảnh, cá đĩa đang là loài rất được ưa chuộng và yêu thích tại Việt Nam. Với màu sắc đẹp mắt, đa dạng, cá đĩa được nuôi ngày càng phổ biến. Vậy loài cá này có đặc điểm gì? Chúng gồm những loài nào? Được nuôi ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

I. Nguồn gốc của cá đĩa

Tên khoa học: Symphysodon

Cá đĩa được phát hiện lần đầu vào năm 1840 tại các vùng nước trũng của sông Amazon.

Bạn có thể tìm thấy chúng tại các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Peru, Venezuela và Columbia. Nơi có nguồn nước sạch, rất trong.

oài cá này thuộc họ cá rô phi, được nuôi với mục đích làm cảnh.

II. Đặc điểm thông thường của cá đĩa

Giống như tên gọi, cá đĩa được đặc trưng bởi cơ thể hình đĩa nén, thân hình dạng tròn như chiếc đĩa. Phần thân dẹp, đặc biệt là ở hai bên viền mặt; bụng.

Miệng cá nhỏ, cấu trúc mang nhỏ, ngắn. Toàn thân trơn lãng, vảy tròn, mềm và nhỏ. Tùy thuộc vào từng loài, từng khu vực, điều kiện nuôi mà chúng có những đặc điểm về màu sắc, kích thước khác nhau.

Trong đó, phổ biến là các giống có các hoa văn màu xanh lá, đỏ, nâu, xanh dương, xanh coban, vàng,.. 

Kích thước trung bình của loài cá trưởng thành từ 14 – 20cm, cân nặng từ 300 – 500gr. Hiện nay, cá đĩa được chia thành 2 dòng chính là cá đĩa thuần chủng và cá đĩa hoang.

Ngoài ra, còn có các loài do người nuôi lai tạo thành. Được gọi tên từ đặc điểm ngoại hình bên ngoài của chúng. Có thể kể đến như: Cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa albino,…

Cá đĩa sinh sản khá khó khăn, bởi chúng có tập tính bảo vệ trứng kỹ, có thể ăn trứng nếu cảm thấy bị đe dọa bởi môi trường xung quanh.

Thông thường, mỗi lần sinh sản, cá đĩa cái có thể đẻ từ 100 – 300 trứng. Tuy nhiên, số lượng để cá trưởng thành, lớn lên thường khá ít, chỉ khoảng 10 – 25% là sống sót.

III. Cá đĩa phân bố ở đâu?

Cá đĩa là loài cá nước ngọt, được tìm thấy ở các nhánh sông hoặc khu hồ giữa rừng cây, liên kết với sông dài. Chúng thường sống ở những khu vực nước sâu, xung quanh gồm có các lớp đá và rễ cây.

IV. Cá đĩa ăn gì?

Khi cá đĩa sống trong môi trường tự nhiên, hoang dã, chúng thường ăn các loài động vật phù du, côn trùng hay  các loài động vật không xương sống nhỏ khác,..

Trong môi trường nuôi nhốt, chúng thường ăn các loài giáp xác nhỏ, các loại trùn hay nội tạng động vật giã nhuyễn,…

Tuy nhiên, cần phải lưu ý vệ sinh thay nước khi cá ăn các loại thức ăn chế biến, đảm bảo nước luôn sạch sẽ để cá phát triển.

V. Phân loại các dòng cá dĩa đẹp trên thị trường

Tại thị trường Việt Nam, cá đĩa được phân làm 7 dòng chính và rất được ưa chuộng. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về 7 dòng này ngay dưới đây.

1. Cá đĩa đỏ

Cá dĩa đỏ là loài cá đĩa đang được ưa chuộng hiện nay. Với cơ thể đỏ rực lửa, mũm mĩm cá đĩa đỏ mang đến cho bạn cảm giác thích thú, nổi bật ngay trong lồng kính chứa đầy nước.

ây cá có màu trắng, trong suốt làm phản chiếu lên màu sắc bắt mắt và thu hút người xem.

2. Cá đĩa xanh

Cá đĩa xanh xuất phát từ chủng cá đĩa thuần chủng. Với màu sắc đẹp mắt, như phát sáng vào đêm tối.

3. Cá dĩa bồ câu

Cái tên gọi bồ câu xuất phát từ hình dạng bên ngoài của loài cá này. Cơ thể chúng được bao bọc bởi hai màu sắc chủ đạo là trắng và đỏ cam.

Xen kẽ những đường vân đỏ là những đốm trắng nổi bật, tạo hình độc đáo, lớp vây lưng nổi bật như bộ lông của những chú bồ câu xù.

Khi được nuôi trong bể kính trong suốt, chúng mang đến vẻ đẹp độc đáo, đáng yêu và năng động.

4. Cá đĩa vàng

Cá dĩa vàng nổi bật bởi sắc màu vàng trên cơ thể, cũng có thể xen kẽ những đốm trắng, tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho loài cá này.

Sự kết hợp giữa sắc vàng của cá cùng màu xanh của lá cây, rêu xanh trong bể, khiến loài cá càng trở nên nổi bật, thu hút ánh mắt của rất nhiều dân chơi cá cảnh.

5. Cá đĩa Albino

“Albino” là tên gọi của bệnh bạch tạng. Đây là một dạng đột biến giảm melanin, khiến da cá có màu sáng hơn, mắt hồng, đỏ, đỏ sẫm,…

Cá dĩa Albino nổi bật với cơ thể trắng sáng, toàn thân có thể trắng không tì vết, tạo nên vẻ đẹp lạ mắt cho chúng. 

6. Cá dĩa thái (cá Nâu)

Cá nâu là loài cá dĩa lai có màu sắc khác lạ so với nhiều loài cá dĩa khác. Bởi chúng có màu nâu, xám, xen kẽ là các đốm đen bên bề mặt cơ thể.

7. Cá dĩa da beo

Cá dĩa da beo là loại cá dĩa có thân hình độc đáo. Cơ thể được bao phủ bởi những chấm tròn bi đẹp mắt. Tùy thuộc vào hình dạng và màu sắc bi trên cơ thể mà chúng được gọi tên và lựa chọn.

VI. Cách nuôi cá dĩa lên màu đẹp

Cá đĩa là loài cá nhạy cảm, chúng có thể bị kích ứng bởi: tiếng ồn, ánh sáng, thay đổi của môi trường nước … Những yếu tố này cũng có thể làm chúng biến đổi và không thể tạo màu sắc đẹp mắt như mong muốn của người nuôi.

Bên cạnh đó, loài cá này cũng có đòi hỏi cao về chất lượng nước. Cùng tìm hiểu cách nuôi cá dĩa lên màu đẹp nhé.

1. Điều kiện nguồn nước trong bể nuôi

Tùy vào điều kiện mà bạn có thể chọn loại nước nuôi trong bể cho phù hợp. Tuy nhiên, yêu cầu tuyệt đối phải tuân thủ để cá màu đẹp là nước phải sạch, trong.

rong đó, với nước máy, bạn cần tiến hành lọc nếu tính chất nước không ổn định. Sục khí nhẹ khoảng 2 ngày/lần để loại bỏ clo có trong nước và tăng cường hòa tan oxy.

Riêng đối với nước giếng, cần kiểm tra để biết chất lượng nước. Nếu đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt cần được tiếp tục xử lý.

2. Hồ cá dĩa xài lọc gì?

Hồ cá dĩa thường được sử dụng bồn lọc sinh học: Các chất được lọc từ than bùn, bởi khả năng hấp thụ Canxi và giải phóng Hidro.

3. Hệ thống ánh sáng

Để nuôi cá dĩa lên màu đẹp, lượng ánh sáng trong bể luôn phải giữ ở mức vừa phải. Nếu ánh sáng quá nhiều, nguồn nước nuôi sẽ nhanh chóng bị đục, do tảo phát triển.

kỹ thuật nuôi cá đĩa

Ánh sáng trong bể cá đĩa luôn phải giữ ở mức vừa phải

Gây ra các hiện tượng đốm tiêu, biến đổi sắc thái không đều. Hoặc các bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của cá đĩa. 

4. Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản

Để nuôi cá sinh sản, trước hết bạn cần biết cách chọn cá bố mẹ dành cho thế hệ tiếp. Trong đó, có thể bố trí như sau:

  • Chọn cặp bố mẹ khỏe mạnh, chuyển cá bố mẹ sang hồ dành cho cá đẻ. Tiến hành sục khí, thay nước vệ sinh hằng ngày để đảm bảo cá có môi trường sạch sẽ phát triển và sinh sản.

cá đĩa sinh sản

  • Sử dụng gạch nung đã qua khử trùng để đặt làm giá thể đẻ trứng trong bể. Sau khi cá đẻ trứng vào giá thể, chúng nở sau khoảng 2, 5 -3 ngày và bám vào cơ thể bố mẹ sau 4 ngày.
  • Cho cá bố mẹ ăn trùn chỉ hoặc các thức ăn chuyên dụng cho cá sinh sản. 

    VII. Bệnh thường gặp ở cá dĩa

    Được xem là loài cá dễ bị kích ứng với môi trường bên ngoài, vì vậy, cá dĩa rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, tiêu hóa,….

    Dưới đây là 3 loại bệnh dễ gặp và phổ biến nhất khi bạn tiến hành nuôi cá đĩa.

    1. Cá đĩa bị đục mắt

    Cá đĩa bị đục mắt thường gặp phải bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng chú ý là môi trường bị nhiễm khuẩn. Chủ yếu là do quá trình cho ăn không kiểm soát lượng thức ăn, gây dư thừa, làm hư nguồn nước.

    Các nguồn thức ăn tươi cung cấp như trùn chỉ, cá,.. bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới cơ thể cá dĩa. Hoặc do hệ thống lọc nước không hiệu quả, không tiến hành vệ sinh, thay nước, làm mất vệ sinh bể nuôi. 

    cá đĩa bị đục mắt

    Lúc này, mắt cá đĩa màng trắng đục, bị sưng mắt và có nguy cơ bị mù. Trong trường hợp này, bạn cần tiến hành vệ sinh lại bể chứa, thay nước.

    Sử dụng thuốc Tetraciline, pha với nước, sau đó đổ vào bể nuôi. Tiến hành tăng nhiệt độ cho môi trường nuôi (33 – 35 độ).

    Sau đó, cho vào bể một ít muối hạt để khử trùng, giảm viêm. Tắt lọc nước, cứ khoảng 24h thì kiểm tra cá, cho thêm thuốc và muối. Thay nước khi đã ổn định.

    2. Cá dĩa bị tiêu đen

    Cá bị tiêu đen là hiện tượng cá xuất hiện các vết sẫm màu đen trên cơ thể. Hiện tượng này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng nhưng sẽ gây mất giá trị thẩm mĩ của cá. 

    Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cá bị muối tiêu, có thể do cơ thể yếu, lượng thức ăn quá chất, nhiệt độ không ổn định, môi trường thay đổi.

    cá đĩa bị tiêu đen

    Vì vậy, để giảm các triệu chứng này, phải duy trì môi trường nước ổn định. Không được thay đổi môi trường sống đột ngột.

    Đặc biệt là nhiệt độ, ánh sáng và độ pH. Bạn có thể sử dụng đèn hình quang để thắp sáng cho bể cá.

    3. Cá dĩa bị đốm trắng

    Đốm trắng là hiện tượng bệnh ngoài da do các động vật ký sinh trùng gây ra. Bệnh xuất hiện các đốm trắng từ nhỏ tới lớn trên thân và vây cá.

    Chúng có thể lây ra toàn thân sau một thời gian dài, kèm theo nấm, khiến cá bỏ ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cá. 

    Để chữa trị bệnh này, bạn nên cách ly chúng vào bể riêng, hòa thuốc đỏ mercurochrom 2% vào trong 24h. Lặp lại sau 3 – 4 ngày.

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết