TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỌC VI SINH
Lọc vi sinh là gì?
-
- Lọc vi sinh cho bể cá là phương pháp lọc nước hồ cá có tác dụng tạo nơi cư trú của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan có trong nước như (bụi bẩn, thức ăn thừa, hoặc chất thải từ cá) thải ra ngoài làm cho môi trường nước luôn trong sạch, không có mùi hôi tanh, giúp cho cá được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh
- Để làm tăng lượng vi sinh có trong bể trong một thời gian ngắn mà bạn không muốn dùng lọc vi sinh thì bạn cần phải cần bổ sung thêm lượng vi sinh ban đầu bằng những sản phẩm vi sinh quang hợp.
Nguyên lý hoạt động
- Những loại lọc vi sinh hiện nay được con người tạo ra đều dựa vào nguyên lý hoạt động như sau đây:
- Đầu tiên là tạo ra môi trường sống cho vi sinh vật để chúng sinh sản ra số lượng lớn. Để những vi sinh vật giúp phân hủy phân cá và những thức ăn dư thừa còn sót lại có trong môi trường nước giúp môi trường sống cho cá được tốt hơn, cá khỏe mạnh hơn
Tại sao lại phải làm nhà cho vi sinh
-
- Vì trong bể cá, các vật liệu lọc bể cá hay thiết bị nuôi như thùng nhựa, bể kính… Đa số các thiết bị này là có bề mặt phẳng. Khiến cho vi sinh vật không thể trú ngụ được. Dẫn đến tình trạng chúng sẽ không thể sinh sản.
- Nên ngôi nhà của chúng thường nhà những vật dụng có những lỗ nhỏ li li
- Chúng ta không thể nhìn thấy những vi sinh vật này bằng mắt thường được bởi vì chúng rất nhỏ, do đó nơi cư trú của vi sinh vật thường là những vật dụng có những lỗ nhỏ li ti như:
- Vì thế lọc vi sinh sẽ thường dùng những vật liệu tạo ra nhà cho vi sinh vật ở. Công thêm khí oxy tạo thành 1 dòng nước kéo thức ăn ở đáy về gần với vi sinh vật để chúng làm việc hiệu quả hơn.
Đặc điểm của lọc vi sinh
Ưu điểm:
-
-
Lọc vi sinh có giá thành khá rẻ giao động từ 30.000 đ – 150.000 đ.
-
Lọc vi sinh làm cân bằng được hệ vi sinh có trong bể cá.
-
Phương pháp lọc này phù hợp cho những bể cá nhỏ chẳng hạn như cá bảy màu, bởi vì loài cá này không chịu được sức của dòng nước mạnh nên không thể dùng các máy lọc thông thường.
-
Giúp bạn tiết kiệm điện, có thể dùng 1 máy thổi khí oxy cỡ nhỏ mà vẫn dùng được cho từ 4 – 5 bộ lọc vi sinh.
-
Nhược điểm:
-
-
Lọc vi sinh thường có công suất nhỏ nên sẽ không hiệu quả cho những bể cá lớn.
-
Lực hút tạo ra yếu nên chỉ có thể hút được những phân cá nhỏ như hạt bụi chứ không thể hút được những chất cặn bẩn nặng hơn.
-
Chú ý: Có thể khắc phục vấn đề lực hút yếu bằng cách làm tăng máy thổi khí oxy để tạo ra lực hút lớn hơn nhằm tạo lực hút mạnh hơn theo ý muốn của bạn.
TÁC DỤNG CỦA LỌC VI SINH
Tác dụng lọc vi sinh của lọc tràn trên
Đối với bể cá thì lọc tràn trên có tác dụng lọc vi sinh rất tốt:
-
-
Lọc thô: Ngăn đầu của bể lọc tràn có tác dụng lọc thô và lọc sạch các cặn bẩn có trong nguồn nước của bể cá như thức ăn dư thừa, lá cây, phân cá…. Ở ngăn lọc này có các loại vật liệu lọc thô như: Bông lọc, túi lọc…. để giữ lại các chất cặn bẩn thô.
-
Lọc vi sinh: Sau khi lọc thô xong thì nước sẽ chảy sang ngăn tiếp theo có tác dụng là lọc vi sinh có nghĩa là sau khi lọc thô xong thì nước sẽ được qua ngăn lọc tiếp theo có chứa các vi sinh vật, đây là nơi cư trú của vi sinh vật để giúp phân hủy các chất thải của cá lọc thô không lọc được như: chất nhờn của cá tiết ra, phân cá hòa tan vào nước trong bể, thức ăn còn sót lại tan vào nước mà cá không ăn được…. Ở ngăn này thông thường sẽ chứa các vật liệu lọc nước cũng như là nơi cư ngụ của các vi sinh vật như: San hô, nham thạch, sứ lọc, gốm lọc.
-
Lọc hóa học: sau cùng nước sẽ chảy qua ngăn lọc cuối có chứa các chất để khử độc, khử mùi hôi tanh, ngăn này thường sẽ sử dụng vật liệu lọc như là than hoạt tính để hấp thụ chất độc, sau đó nước sạch quay trở lại bể kết thúc chu kỳ lọc nước của bể cá.
-
Đây là loại lọc vi sinh được đa số người dùng đánh giá chất lượng tốt nhất và lọc hiệu quả nhất.
Lọc sủi và tác dụng của lọc vi sinh
-
- Lọc vi sinh có tác dụng hút sạch các hạt bụi và mùn bẩn có trong nước vào trong bề mặt của nó làm cho bể cá có nguồn nước trong sạch và là nơi cư ngụ của các vi sinh vật có lợi để giúp phân hủy các chất mùn, các chất hữu cơ có trong nước bể để có chất lượng nước tốt để cá sinh sản và phát triển khỏe mạnh.
- Lọc vi sinh chỉ nên sử dụng cho các bể cá nhỏ và nuôi các loại cá nhỏ bé như: Cá bảy màu, vì nó không tạo ra dòng chảy mạnh nên không gây hại cho cá.
- Thông thường loại lọc này phải hoạt động nhờ vào đầu thổi khí để ngoài bể sẽ thổi khí tạo áp suất để hút chất bẩn.
- Ngoài ra thay vì vài ngày bạn lại phải thay nước cho bể cá một lần, với lọc vi sinh thì từ 1 – 2 tháng/ lần bạn mới phải thay nước cho bể cá 1 lần. Việc thay nước cũng trở nên đơn giản và ít thời gian hơn.