Thông tin về Cá Bảy Màu
Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata đây là một loại cá trong họ Cá khổng tước (Poeciliidae). Ngoài cái tên cá bảy màu thì nó còn có tên gọi khác là Guppy. Đây là loại cá cảnh phổ biến nhất hiện nay và được nuôi rộng rãi trong giới thủy sinh.
Tại Việt Nam chúng ta thường biết đến chủ yếu là cá bảy màu rừng. Đây là loại cá sống rất nhiều trong một số nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, loại cá bảy màu này có màu sắc không mấy đẹp mặt nên anh em chơi thủy sinh ít khí nuôi.
Đặc điểm hình thái của Cá Bảy Màu
Hiện nay, cá bảy màu mà các bạn đang được nhìn thấy chủ yếu được lai tạo và cho ra rất nhiều giống loài khác nhau, mỗi loại cá thì có hình dáng, kích thước và giá thành cũng khác. Có nhiều loại cá bảy màu có giá trị rất cao lên tới hàng trăm triệu đồng.
Sở dĩ chúng được gọi là cá bảy màu vì loại cá này ban đầu khi chưa lai tạo thì có rất nhiều màu sắc khác nhau trên cơ thể, màu sắc phân bố chủ yếu ở phần đuôi.
- Tên khoa học: Poecilia reticulata
- Chi: Poecilia
- Họ: Poeciliidae
- Kích thước: 2,5 đến 4 cm
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
- Nhiệt độ bể cá: 23 đến 30 ℃
- Thức ăn: Bobo, trùn chỉ, Artemia, các loại cám cá khác
- Tuổi thọ: 2 đến 3 năm
Cách chăm sóc cá bảy màu
Cá bảy màu là một loại cá dễ chăm sóc và dễ sinh sản nhất trong điều kiện nuôi nhốt tại bể thủy sinh. Loại cá này có thể ăn các loại trùn chỉ, bobo, Artemia, các loại cám và đặc biệt chúng rất thích ăn cám thái.
Loại cá này sống thích nghi tốt nhất ở nhiệt độ 25 độ C và yêu cầu nước cần trong.
Đây là loại cá cũng rất dễ bị bệnh nếu như môi trường nước không tốt. Các bệnh thường gặp nhất đó là bênh túm lắc ở cá bảy màu. Bệnh này chủ yếu do cá bị thay đổi môi trường nước đột ngột. Chính vì vậy, khi mua cá bảy màu ở các tiệm cá cảnh về thì bạn cần ngâm bịch bóng đựng cá trong bể khoảng 15 đến 20 phút để nhiệt độ của nước được ổn định.
Sau khi chờ khoảng 15 đến 20 phút thì bạn mở từ từ bịch cá ra để nước trong bịch đựng cá và nước trong bể cá trung hòa với nhau sau đó để cá tự động chui ra khỏi túi bóng.
Nếu trường hợp cá bị túm lắc thì bạn cần vớt con cá bị túm lắc ra và hòa một chút muối ăn và nước lá bàng để chúng dần ổn định trở lại. Trong giai đoạn trị cá túm lắc thì bạn không nên cho cá ăn và để lúc nào cá hết túm lắc thì mới cho cá ăn lại.
Ngoài bệnh túm lắc ra thì cá bảy màu còn rất hay bị bệnh thối đuôi, tóp bụng, stress hoặc túm đuôi. Đây là những bệnh thường gặp khi nuôi cá bảy màu do nước nuôi cá bẩn và có chứa mầm bệnh. Cách trị các bệnh này chủ yếu là dùng muối hột hòa với nước kết hợp với nước lá bàng hoặc thuốc xanh methylen.
Nhưng thật sự chia buồn với bạn nếu như cá mắc các bệnh như trên thì tỷ lệ cá chết rất cao và rất khó chữa trị. Tỷ lệ cá bảy màu bị bệnh mà có thể trị được thì chỉ được khoảng 20 đến 30%.
Hình thức sinh sản của cá bảy màu
Cá bảy màu trưởng thành từ 3 đến 5 tháng là có thể bắt cặp và sinh sản. Cá sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Một con cá mái có thể dự trữ tinh trùng của cá trống và sử dụng nhiều lần mà không cần thụ tinh lại. Tức là chúng chỉ cần thụ tinh một lần duy nhất và có thể đẻ rất nhiều lần.
Thời kỳ mang thai của cá mái từ khoảng 20 đến 30 ngày.
Trong giới nuôi cá bảy màu anh em thường có cách ép cá đẻ nhanh bằng cách tách riêng cá mái ra và nhốt chúng vào một chỗ chật hẹp hoặc kín đáo, lúc đó cá sẻ đẻ nhanh hơn.