Công dụng của lá bàng với cá rồng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Năm,
05/07/2018
Nội dung bài viết
Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15-25 cm và rộng 10-14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.
Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa; chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả thuộc loại quả hạch dài 5-7 cm và rộng 3-5,5 cm, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.
Lá chứa một số flavonoid (chẳng hạn kamferol hay quercetin) cũng như các chất tanin (như punicalin, punicalagin, tercatin), các chất saponin và phytosterol. Do chứa nhiều hóa chất nên lá và vỏ thân cây bàng còn được sử dụng trong nhiều nền y học cổ truyền khác nhau vào một số mục đích. Chẳng hạn, tại Đài Loan người ta dùng các lá rụng làm thuốc chữa một số bệnh liên quan tới gan. Tại Suriname, chè được làm từ lá bàng được dùng để chữa các bệnh như lỵ và tiêu chảy. Người ta cũng cho rằng lá bàng có chứa các chất ngăn cản ung thư (mặc dù không thấy chúng thể hiện khả năng chống ung thư) và các đặc trưng chống ôxy hóa cũng như chống phá hủy bộ nhiễm sắc thể.
CÔNG DỤNG CỦA LÁ BÀNG ĐỐI VỚI CÁ RỒNG
Với cá cảnh nói chung và cá rồng nói riêng: Lá bàng có công dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể. Lá bàng có chứa violaxanthin,violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer.
Với cá rồng trong bể cộng đồng cá rồng nuôi chung, sau những lần đánh nhau các vây bị rách nát nhiều, vẩy cũng vảy bị bong. Cá thường bị suy nhiều sau những trận chiến như thế này hay sau khi đẻ trứng thụ tinh. Để cho cá khỏi bị viêm các vết thương và đỡ bị nghiêm trọng, người ta thường bỏ vào bể lá bàng sẽ giúp cá mau lành các vết thương.
Trong việc chăm nuôi cá rồng người ta cũng hay dùng lá bàng, vì lá bàng giúp kích thích khả năng sinh sản, hạn chế và bảo vệ trứng cá khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, tăng số trứng được thụ tinh.
Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước bể cá rồng không bị nấm, giúp cá rồng không bị căng thẳng (stress), ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác. Mục đích chính là để phòng ngừa bệnh nát vây, nấm trên vây. Không những vậy, lá bàng còn giúp tăng cường miễn dịch và kích thích sự lên màu đối với cá cảnh…
Cách dùng: Làm sạch lá bàng khô trước khi dùng và nên sử dụng lá bàng với nước mới, sau 1 đến 2 ngày lá sẽ làm nước biến đổi thành màu nâu và cung cấp một số axit hữu cơ như axit humic và axit tannic cho nước, nó giúp tạo một môi trường tự nhiên của hầu hết các loài cá nhiệt đới. Lá Bàng chiết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S... Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao(nguyên nhân làm cá rồng chết) trong nước . Chiết xuất lá Bàng còn có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ phát triển . Ngoài ra, lá bàng cũng có thể khử một số kim loại nặng trong nước (rất có hại cho cá), đây là điều mà ít ai biết đến.
Về liều dùng thì cứ 1 lá >= 15cm cho 20 lít nước . Dùng ngâm cá trong 10 ngày ! Và chỉ dùng lá bàng khô và rụng, tránh nhặt lá bàng xanh về phơi khô hoặc lá bị nấm trắng! Sau khi nhặt lá, các bạn nên sấy qua rồi bọc vào túi nilon để tránh ẩm, lá dùng được lâu hơn. Nếu khu vực của bạn không có lá bàng có thể dùng nước đen(back water) được tinh chế từ lá bàng + một số vitamin và khoáng chất ...
Cacanhnamlong.com