5 điều cực kỳ thú vị khi nuôi cá rồng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂM GIA PHÁT
Thứ Ba,
15/05/2018
Nội dung bài viết
Sở hữu một thân hình nổi bật với những nếp vảy dày mịn vàng óng uy nghi của bậc đế vương cùng cách nuôi “không đụng hàng” với bất kì loài nào, cá rồng xứng đáng trở thành “vua của các loài cá”. Hãy cùng khám phá 5 điều cực thú vị trong quá trình nuôi cá rồng dưới đây để bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nhé!
Cá rồng vẫn luôn được mệnh danh là “vua của các loài cá”
1. Cá rồng- loài duy nhất được gắn chíp điện tử
Trước đây, cá rồng chủ yếu được sinh sản trong tự nhiên nhưng do nhu cầu ngày càng cao của con người nên chúng đã được nhân giống thành công trong ống nghiệm. Cũng nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nuôi chúng cũng cần được cấp phép. May mắn là ngay sau đó không lâu CITES (Hội nghị Công ước Quốc tế về Giao thương các giống loại Động- Thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng) đã cấp phép cho loài này được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nguồn cung cấp cá giống lớn nhất hiện nay chủ yếu là ở các nước Indonexia, Malaysia, Đài Loan…Trong các trang trại nuôi cá rồng, người chủ sẽ bắn vào mỗi chú cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia); trại Mitra (Indonesia)… Sau khi đã được chuyển về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con cá đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip. Công việc này làm cho công việc kinh doanh cá rồng thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng dễ kiểm chứng chất lượng nguồn hàng hơn.
Những chú cá rồng này sẽ được gắn chíp điện tử trước khi xuất khẩu
2. Thực hư chuyện phong thủy của cá rồng
Về phong thuỷ, còn có nhiều quan niệm khác nhau về tác dụng trấn trạch của loài cá cảnh này, nhưng theo cách nghĩ truyền thống của người phương Đông, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng. Vì vậy, người ta thường có thói quen nuôi cá rồng để cầu sự may mắn và thịnh vượng. Cá rồng màu đỏ được quan niệm để tránh xui xẻo, mang lại may mắn. Còn cá rồng vàng, trắng thì được cho là sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra còn có rất nhiều huyền thoại loài cá này đã được lưu truyền trong cộng đồng cá cảnh. Thực cũng có mà đôi khi hư cấu cũng có, tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của việc nuôi cá rồng không phải là gặp vận may hay giải xui mà chính là tạo tâm lý vững chắc cho gia chủ tiếp tục con đường công danh của mình.
Cá rồng đỏ cho may mắn, cá rồng vàng cho giàu sang phú quý
3. Bể cá rồng có gì đặc biệt?
Vì cá rồng trưởng thành có thể đạt kích thước hơn 1m nên điều quan trọng đầu tiên khi nuôi cá rồng chính là chọn được kích thước bể phù hợp. Thông thường, người chơi sẽ chọn loại bể dài 1,5m trở lên, chứa được cả khối nước, mới đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, đối với người chơi khu vực phía Bắc, vào mùa đông, để làm ấm khối lượng nước này lên 28-30 độ C (nhiệt độ thích hợp để nuôi cá rồng) cần tốn một lượng điện năng không hề nhỏ. Vì cá rồng là loài khá khó tính, chỉ có thể nuôi 1 con hoặc cả đàn nên hầu hết những người có điều kiện đều xây bể rộng với chiều dài khoảng 2,5m – được ráp lại từ những tấm kính cường lực dày để cá không vọt ra ngoài. Có không ít người còn đầu tư hẳn bể dài đến 4m để nuôi Bát Long hoặc Cửu Long (8 hoặc 9 con). Do vậy, họ thường thuê kiến trúc sư đến khảo sát địa thế rồi mới dám đặt bể.
Bể nuôi cá rồng rất quan trọng nhưng nếu muốn có bể đẹp thì khá tốn kém
4. Thức ăn “độc đáo” của cá rồng
Nếu bạn thực sự chăm chút cho loài cá rồng thì sẽ cần thường xuyên thay đổi khẩu phần thức ăn cho chúng. Tuy cá rồng khá dễ nuôi nhưng thực đơn khoái khẩu của chúng bao gồm: tôm đông lạnh (đứng hàng đầu), rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm” – dài đến 4-5cm. Có những con rết to dài đến cả chục cm nhưng cá rồng chỉ đớp 1 cú gọn lọn là xong. Nhiều người chơi cũng rất chịu khó đi tìm thức ăn cho cá rồng nhưng các mặt hàng khá hiếm với số lượng ít nên họ còn bổ sung thêm cả chạch cho những bể cá rồng kích thước lớn vì chúng rất háu ăn.
Một chú cá rồng đang thưởng thức con mồi của mình
5. Kĩ thuật lên màu “không đụng hàng” của cá rồng
Một trong những công việc khó của nuôi cá rồng chính là để chúng lên màu hoàn hảo nhất. Ngoài chế độ chăm sóc ra, kỹ thuật nuôi cũng rất được chú trọng. Trong tự nhiên, cá rồng thường có màu đỏ hoặc màu vàng rất đẹp, tuy nhiên khi đưa vào bể cá màu sắc của chúng bị biến đổi và không còn rực rỡ như trước. Để khắc phục tình trạng trên, những người chơi cá rồng chuyên nghiệp thường sử dụng một loại đèn trắng, có cường độ ánh sáng gần tương đương, chiếu sáng bể cả ngày lẫn đêm để kích thích cá lên màu. Đối với dòng Huyết long cần “tem đèn” ngang thành bể để kích thích những hàng vảy hai bên thân cá lên viền màu đỏ khi cá đạt kích thước 30cm.
Còn với dòng Quá Bối người ta nuôi con cá ngay từ khi rất nhỏ trong thùng composite trắng và soi đèn từ trên nóc thùng xuống để trong thời lượng 24/24h và kéo dài cho đến khi con cá đạt kích thước chừng 45cm, mới đưa vào bể kính. Trên thực tế toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 1,5- 2 năm, đủ để phần da màu đen trên đầu con cá biến đổi thành màu vàng – gọi là Quá Bối Đầu Vàng – dòng cá rồng có giá trị thứ 2 chỉ sau Huyết long.
Cá rồng muốn lên màu đẹp cũng cần trải qua quá trình “khổ luyện”
Những điều thú vị đặc biệt ở trên giúp cho bạn hiểu thêm về quá trình chăm sóc cá rồng trong cách chọn mua bể, lựa chọn thức ăn và kĩ thuật lên màu cho cá. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như có thêm kiến thức thực tế về cách nuôi cá rồng thì Trại cá cảnh Nam Long chính là địa chỉ đặc biệt hữu ích khi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng giúp hóa giải những thắc mắc và tiếp thêm niềm đam mê cá cảnh cho bạn!